Ế MINH
翳明穴
EP 7 Yì míng xué
Xuất xứ của Ế Minh:
«Trung hoa y học tạp chí».
Tên gọi của Ế Minh:
– “Ế” có nghĩa là chứng đau mắt có màng che.
– “Minh ” có nghĩa là sáng.
Huyệt có tác dụng châm vào tăng thêm sức sáng trong những trường hợp mắt nhìn kém, mắt mờ, nên gọi là Ế minh.
Đặc biệt của Ế Minh:
Kỳ huyệt
Mô tả huyệt của Ế Minh:
1. Vị trí Xác định huyệt Ê phong, phía sau huyệt này 1 thốn (Trang hoa y học tạp chí) Hoặc ngoi thẳng, khi điểm huyệt đầu hơi cúi xuống nước một tí, huyệt là điếm giữa nối từ 2 huyệt Phong trì và Ê phong.
2. Giải phẫu, Thần kinh Trên cơ ức-đòn-chũm, có dộng tĩnh mạch sau tai, phân bố có thần kinh tai to và thần kinh chấm nhỏ.
Tác dụng trị bệnh của Ế Minh: |
Cận thị, viễn thị, quáng gà, teo thần kinh thị giác, mờ điếc, chóng mặt, ù tai, viêm tuyến mang tai, đau đầu mất ngủ, bệnh tâm thần. Thiếu vitamine A.
Lâm sàng của Ế Minh:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Ân dường, Nội quan, Tam-âm giao, trị mất ngủ. Phối cầu hậu, Tình minh trị bạch nội chướng giai đoạn đầu. Phối Phong trì, Thượng Tình-minh, cầu hậu trị teo thần kinh thị giác. Phối Tứ độc, Phong trì, A môn, Nội quan, Thái xung trị xoang đầu chóng mặt do nội nhĩ.
Phương pháp châm cứu
Châm Thẳng, có cảm giác căng tức hoặc như điện giật nửa đầu bên châm. Châm thắng, sâu 0,7 – 1,5 thốn khi dùng phép vê kim mũi kim hơi hướng ra phía sau tai, Châm vào 5 – 6 phút hỏi bệnh nhân có cảm giác đắc khí tê hay không, nếu có thì hỏi bệnh nhân phía mắt bên châm có cảm giác rõ hơn hay không, nếu thấy có rõ hơn thì lưu kim 30 phút sau đó rút kim. Nếu không thấy cảm giác rõ nên vê kim sâu vào 2 – 3 phân nữa.
Nếu không thấy có thể thay dùng phương pháp kích thích mạnh bằng thủ pháp mổ cò chậm, sau dó rút kim lui 3 – 4 phân rồi lại vê kim, làm như vậy cho được 2 – 3 lần. Nếu cũng không thấy hiệu quả nên rút kim lui dưới da rồi thay đôi hướng kích thích nhưng không nên quá mạnh. Có thể cứu.