HỘI CHỨNG TUỶ

HỘI CHỨNG TUỶ
HỘI CHỨNG TUỶ

Từ 1928 Stookey đã mô tả hội chứng chèn ép mạn tính tuỷ cổ do thoát vị đĩa đệm, đến 1952 Allen và 1954 Brain cho rằng ngoài nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm, các tác giả còn gặp nguyên nhân do gai xương ở thân đốt sống cổ.

Năm 1973, Yumashev, Furmann đã mô tả các hội chứng thường gặp củaHXSCSC, bao gồm các hội chứng: hội chứng rễ, hội chứng động mạch đốt sống, hội chứng rôi loạn thực vật – dinh dưỡng nội tạng và hội chứng tuỷ (spinal syndrome).

Hội chứng tuỷ: do THCSC là biểu hiện nghiêm trọng nhất của THCSC và là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng tuỷ ở người cao tuổi.

HỘI CHỨNG TUỶ
HỘI CHỨNG TUỶ

Nguyên nhân của hội chứng tuỷ cổ

  • Do THCSC, các gai xương xuất phát từ thân đốt sống hay mỏm móc chèn ép tuỷ mạn tính thường xảy ra ở người cao tuổi và diễn biến kéo dài.

Lồi đĩa đệm do THCSC có thế chèp ép tuỷ còn gọi là bệnh tuỷ do đĩa đệm (diskogenic myelopathy).

  • Chấn thương cột sông cổ gây nên tăng ưỡn (duỗi quá mức) cột sống cổ cấp tính hoặc mạn tính gây kích thích tuỷ quá mạnh hoặc làm sai khớp đốt sông cổ nhẹ gây thương tổn tuỷ.
  • Các yếu tố khác như viêm màng nhện tuỷ, rối loạn cung cấp máu cho tuỷ dẫn đến bệnh tuỷ do thiếu máu cục bộ (ischaemic myelopathy).
HỘI CHỨNG TUỶ
HỘI CHỨNG TUỶ

Lâm sàng của hội chứng tuỷ do thoái hoá cột sông cổ

Thường giống xơ cứng cột bên teo cơ (lateral amyotrophic sclerosis) hay bệnh Charcot, bệnh rỗng tuỷ sống (syringomyelia) và u ngoài tuỷ (extramedullary tumor):

  • Khởi phát từ từ
  • Biểu hiện đầu tiên là: dáng đi không vững, cảm giác tê ở thân, sự vụng về của bàn tay và các ngón tay.
  • Tiến triển chậm 10-15 năm, các triệu chứng nặng dần, liệt và teo cơ rõ dần:

Liệt chân hoặc tay.

Tăng phản xạ gân xương, một số bệnh nhân có phản xạ bệnh lý bó tháp (Babinski, Hoffmann).

Rối loạn cảm giác: tê bì ngọn chi trên kèm theo giảm cảm giác kiểu dẫn truyền dưới mức chèn ép tuỷ 5 hoặc 6 đốt sống, một sô bệnh nhân có dấu hiệu Lhermitte.

Rối loạn” cơ vòng: có thể rối loạn cơ vòng bàng quang, trực tràng và sinh dục.

HỘI CHỨNG TUỶ
HỘI CHỨNG TUỶ

Teo cơ ngọn chi.

Nurick đã phân chia mức độ bệnh lý tuỷ do THCSC chủ yếu dựa vào khó khăn khi đi bộ (theo Clark, 1991):

Độ 0: có dấu hiệu hoặc triệu chứng của thương tổn rễ nhưng không có dấu hiệu của thương tổn tuỷ sông.

Độ 1: có dấu hiệu thương tổn tuỷ nhưng đi bộ chưa khó khăn, dáng đi bình thường.

Độ 2: đi bộ hơi khó, dáng đi thay đổi nhẹ, vẫn còn làm việc được.

Độ 3: đi bộ khó khăn, dáng đi bất thường, vẫn có khả năng làm được công việc trong nhà nhưng không làm được những việc đòi hỏi phải đi lại.

Độ 4: chỉ đi được khi có người dìu hoặc chống gậy.

Độ 5: chỉ ngồi trên ghế hoặc nằm liệt giường.

Hiệp hội chỉnh hình Nhật Bản đã đề xuất bảng đánh giá mức độ thương tổn tuỷ do THCSC gồm 4 phần chính (theo Clark, 1991):

HỘI CHỨNG TUỶ
HỘI CHỨNG TUỶ
  1. Mất vận động chi trên:

Điểm 0: không tự xúc ăn được.

Điểm 1: ăn được bằng thìa, không cầm được đũa.

Điểm 2: cầm được đũa nhưng rất khó khăn

Điểm 3: cầm được đũa nhưng hơi khó một chút.

Điểm 4: không có gì bất thường.

  1. Mất vận động chi dưới:

Điểm 0: không có khả năng làm việc

Điểm 1: đi bộ trên sàn phẳng phải có gậy chống.

Điểm 2: lên xuống gác phải vịn lan can.

Điểm 3: thiếu sự vững vàng và nhịp nhàng khi đi lại.

Điểm 4: không có gì bất thường.

  1. Rốì loạn cảm giác:
  2. Chi trên.

Điểm 0: mất cảm giác hoàn toàn hoặc đau.

Điểm 1: giảm cảm giác nhẹ.

Điểm 2: không có gì bất thường.

  1. Chi dưới: như A.
  2. Thân mình: như A
  3. Rối loạn cơ thắt:

Điểm 0: không tự đái được.

Điểm 1: đái khó, đái són.

Điểm 2: đái hơi khó, đái dắt, đái ngắt quãng.

Điểm 3: không có gì bất thường.

Bài trướcHội chứng vai – bàn tay
Bài tiếp theoPHÂN LOẠI TVĐĐ CS CỔ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.