Nhiễm khuẩn đường sinh sảnlà một thuật ngữ rộng bao gồm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dụcvà các nhiễm khuẩn đường sinh sản khác không lây truyền qua đường tình dục. Đa số các trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đều để lại hậu quả về mặt sức khỏe nặng nề hơn so với Nhiễm khuẩn đường sinh sản.

Các Nhiễm khuẩn đường sinh sản gây ra bởi các vi sinh vật thường có mặt tại đường sinh sản hoặc do các vi sinh vật từ bên ngoài vào thông qua hoạt động tình dục hoặc qua các thủ thuật y tế. Không phải tất cả các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đều là các nhiễm khuẩn đường sinh sản và cũng không phải tất cả các nhiễm khuẩn đường sinh sản đều có thể lây truyền qua đường tình dục. nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục nói đến cách thức lây truyền trong khi đó Nhiễm khuẩn đường sinh sản lại đề cập đến vị trí nơi các nhiễm khuẩn tiến triển.

Phân loại nhiễm khuẩn đường sinh sản

  • Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như nhiễm Chlamydia, lậu, trùng roi âm đạo, giang mai, hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục, HIV…
  • Nhiễm khuẩn nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong đường sinh dục của người phụ nữ bình thường như viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm
  • Các nhiễm khuẩn do thủ thuật y tế không vô trùng (như khám, sau phá thai, đặt vòng tránh ..): liên cầu, tụ cầu, E. coli, nấm…

Các tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn đường sinh sản

Nhiễm khuẩn đường sinh sản do các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm vi khuẩn, nấm, đơn bào, ký sinh vật là các bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi được. Các tác nhân là vi rút hiện nay chưa chữa khỏi được nhưng có thể phòng ngừa được.

  • Vi khuẩn: lậu cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis, xoắn khuẩn giang mai, trực khuẩn gây bệnh hạ cam, Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn kỵ khí…
  • Vi rút: herpes sinh dục, vi rút gây bệnh sùi mào gà , HIV, vi rút viêm gan B và C ..
  • Đơn bào: Trùng roi âm đạo.
  • Nấm men: Candida
  • Kí sinh vật ngoài da: ghẻ, rận

Các hậu quả của Nhiễm khuẩn đường sinh sản

Nhiễm khuẩn đường sinh sản có thể gây nhiều hậu quả, đặc biệt trong trường hợp không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ.

  • Gây viêm tiểu khung dẫn đến nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh.
  • Một số Nhiễm khuẩn đường sinh sản gây sảy thai, thai chết trong tử cung, đẻ non và trẻ đẻ thiếu cân.
  • Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
  • Lây nhiễm sang trẻ sơ sinh trong quá trình thai nghén, thời kỳ chu sinh và cho con bú: có thể gây viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh và biến chứng mù lòa, viêm phổi, viêm màng não, thiểu năng trí tuệ ở trẻ em, giang mai bẩm sinh, nhiễm HIV…
  • Đối với nam có thể gây viêm mào tinh hoàn 2 bên dẫn đến vô sinh.
  • Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, đặc biệt là các bệnh có loét ở đường sinh dục.
  • Các trường hợp nhiễm khuẩn không triệu chứng là nguyên nhân làm tăng số người bệnh trong cộng đồng do họ không biết mình bị bệnh, đồng thời chính họ cũng bị biến chứng do không chữa trị.

Các hội chứng/bệnh thường gặp và các tác nhân gây bệnh

Cách tiếp cận khám và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản theo hội chứng được tổ chức Y tế thế giới khuyên sử dụng hiện nay, bởi vì nó đơn giản và có thể áp dụng ngay tuyến cơ sở ban đầu.

  • Hội chứng tiết dịch âm đạo bao gồm: viêm âm đạo do trùng roi, nấm men candida, vi khuẩn kỵ khí; viêm cổ tử cung mủ nhày do lậu cầu khuẩn và/hoặc trachomatis.
  • Hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam: do lậu cầu, trachomatis.
  • Hội chứng đau bụng dưới ở phụ nữ (viêm tiểu khung) do các tác nhân: lậu cầu,

C.trachomatis, G. vaginalis và các vi khuẩn kị khí âm đạo.

  • Hội chứng loét sinh dục ở nam và nữ: do các tác nhân xoắn khuẩn giang mai, trực khuẩn hạ cam, herpes sinh dục.
  • Bệnh sùi mào gà sinh dục ở nam và nữ do vi rút sùi mào gà.

Các nguyên tắc xử trí và điều trị

  • Tuyến xã/phường thường thiếu các điều kiện xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân cho nên xử trí bệnh theo phương pháp tiếp cận hội chứng, đó là sử dụng các sơ đồ xử trí. Trong trường hợp thiếu thuốc và/hoặc phương tiện dụng cụ điều trị ở tuyến xã/phường thì có thể chuyển người bệnh lên tuyến trên.
  • Các hội chứng được trình bày tại đây là Hội chứng tiết dịch âm đạo, và Hội chứng đau bụng dưới, phù hợp với khả năng chẩn đoán và điều trị của tuyến xã. Khi gặp bệnh nhân có biểu hiện của các hội chứng khác như tiết dịch niệu đạo ở nam giới, loét sinh dục, sùimào gà sinh dục, sưng hạch bẹn thì việc chuyển tuyến hoặc chuyên khoa da liễu sẽ có kết quả tốt hơn.
  • Đối với mọi trường hợp Nhiễm khuẩn đường sinh sản, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho vợ/chồng, bạn tình để tránh tái nhiễm, trừ trường hợp viêm âm đạo do nấm hoặc do vi khuẩn.
  • Người bệnh không quan hệ tình dục và uống rượu trong khi điều trị.

Tư vấn tình dục an toàn và khuyến khích sử dụng bao cao su là một phần quan trọng để giúp người bệnh tránh mắc bệnh trong tương lai và góp phần hạn chế lây truyền các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục/HIV

Khai thác tiền sử và bệnh sử

  • Triệu chứng hiện tại: đau, tiết dịch, các tổn thương…
  • Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh.
  • Lần giao hợp cuối cùng. Khi nào? Có dùng bao cao su không?
  • Liên quan giữa triệu chứng và giao hợp: gây đau hoặc làm triệu chứng nặng lên.
  • Đã có vợ, chồng hay bạn tình thường xuyên chưa?
  • Vợ, chồng hoặc bạn tình có triệu chứng, được chẩn đoán hoặc có nguy cơ viêm nhiễm đường sinh sản không?
  • Đã có lần nào ra khí hư hoặc bị bệnh tương tự/ nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục chưa? Nếu có là mấy lần?
  • Bạn tình của bạn có bạn tình khác không? Bạn có sử dụng bao cao su với các bạn tình của bạn không?
  • Thuốc, các biện pháp điều trị đã và đang sử dụng.
  • Tiền sử dị ứng thuốc.
  • Tiền sử kinh nguyệt và thai nghén.
  • Tiền sử sản phụ khoa: sảy thai, đặt vòng, nạo hút ..
  • Tiền sử hoặc hiện đang nghiện, chích ma tuý, xăm trổ.

Khám lâm sàng

Nguyên tắc điều kiện

  • Nơi khám đủ ánh sáng, kín đáo, yên tĩnh và đảm bảo bí mật.
  • Đảm bảo khám toàn bộ da và niêm mạc của người bệnh.
  • Người bệnh đứng (nam) hoặc nằm trên bàn khám phụ khoa (nữ), khi bắt đầu khám thì mới bộc lộ toàn bộ vùng sinh dục.
  • Người thầy thuốc đảm bảo tác phong nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh, phong tục tập quán của họ; giải thích cho người bệnh sẽ khám, sẽ làm gì để họ hiểu và an tâm. Nếu người bệnh là nữ, thầy thuốc nên là nữ. Nếu thầy thuốc là nam, cần có thêm cán bộ y tế lànữ, nếu không có thể cho bạn cùng giới của người bệnh vào.
  • Đeo găng tay vô khuẩn khi khám bệnh.
  • Chuẩn bị dụng cụ: mỏ vịt, kẹp, găng tay, dụng cụ lấy bệnh phẩm, lam kính, bông, cồn.

Khám bệnh

Khám người bệnh nữ

  • Khám toàn bộ da và niêm mạc. Chú ý những vùng hay có tổn thương như miệng, nách, bẹn, hậu môn, quanh hậu môn, lòng bàn tay, bàn chân… để phát hiện những thương tổn như: sẩn, vết loét, hạch bẹn, và các đám da thay đổi màu sắc.
  • Khám bụng: người bệnh nằm, chỉ bộc lộ vùng bụng. Khám phát hiện khối u, dấu hiệu phản ứng thành bụng (bằng cách ấn sâu hai bên hố chậu). Nếu đau thì có thể là viêm hố chậu, chửa ngoài tử cung, viêm ruột thừa.
  • Khám sinh dục và hậu môn:
    • Tư thế: người bệnh nằm trên bàn khám ở tư thế sản khoa, chỉ bộc lộ vùng sinh dục, che các vùng cơ thể khác.
    • Không sát khuẩn trước khi khám.
    • Nhìn: môi lớn, môi bé, niệu đạo, tầng sinh môn, hậu môn để phát hiện các tổn thương: sẩn, vết loét, sùi, dịch tiết, tổn thương ghẻ, hạch sưng, rận mu và trứng rận.
  • Khám trong: (chỉ khám trong khi người bệnh đã từng giao hợp)
    • Đặt mỏ vịt: chọn cỡ mỏ vịt phù hợp (mỏ vịt lớn cho người đã đẻ nhiều lần và người to béo, mỏ vịt nhỏ cho người chưa đẻ và người nhỏ con), đặt mỏ vịt đúng cách, nhẹ nhàng vào trong âm đạo. Mở mỏ vịt, bộc lộ cổ tử cung vào giữa hai ngành mỏ vịt. Kiểm tra kỹ cổ tử cung xem có lộ tuyến, viêm và có mủ chảy ra từ ống cổ tử Đánh giá tính chất khí hư (màu, số lượng, mùi). Đánh giá dịch ở trong ống cổ tử cung: dịch trong, dịch mủ, màu vàng hoặc mủ có lẫn máu. Phát hiện các tổn thương loét, sẩn hoặc sùi trong cổ tử cung. Xoay mỏ vịt để quan sát kỹ thành âm đạo xem có khí hư, sùi mào gà và các tổn thương khác ở thành âm đạo hay không.
    • Đo pH âm đạo: bằng cách áp một mẫu giấy đo pH vào thành âm đạo hoặc tại lá mỏ vịt ở túi cùng
    • Lấy mẫu làm xét nghiệm nếu có điều kiện thực hiện: lấy mủ ở ống cổ tử cung để cấy tìm vi khuẩn lậu, lấy phết ở túi cùng sau hoặc thành âm đạo để soi tươi. Nếu soi tươi, phết bệnh phẩm được lăn lên tấm Nhỏ một giọt KOH và ngửi ngay xem có mùi amin. Trên một lam khác nhỏ một giọt nước muối sinh lý tìm xem có nấm, trùng roi và tế bào chứng cứ (hoặc tế bào dính – Clue cells).
    • Khám bằng hai tay: đưa hai ngón tay nhẹ nhàng vào âm đạo, đẩy cổ tử cung sang hai bên và từ sau ra trước xem có đau ở tử cung không? Nếu có đau đó là dấu hiệu viêm hố chậu. Xác định kích thước, hình dạng và mật độ của tử Tiếp đến kiểm tra buồng trứng hai bên xem có đau hoặc khối u bằng tay trong và tay ngoài. Trong khi rút tay ra,miết tay lên xem niệu đạo có chảy mủ hoặc dịch không?

Khám người bệnh nam

  • Tư thế: người bệnh đứng.
  • Khám toàn bộ da và niêm mạc, chú ý vùng hay có tổn thương như miệng, nách, bẹn, hậumôn, quanh hậu môn, lòng bàn tay, bàn chân… để p‎ vết loét, hạch bẹn, và các đám da thay đổi màu sắc.hát hiện những thương tổn như: sẩn,
  • Khám dương vật, miệng sáo để tìm tổn thương và dịch tiết; nếu không thấy dịch tiết thì lộn bao quy đầu, vuốt dọc niệu đạo xem có dịch không (màu sắc, số lượng và các tính chất khác) hoặc bảo người bệnh làm động tác đó nếu họ thấy tự nhiên hơn. Nếu có thì lấy dịch niệu đạo ở hố thuyền để xét nghiệm. Khám bìu, kiểm tra tinh hoàn, mào tinh hoàn về mật độ, kích thước, có đau hay không.

Thông tin và tư vấn về nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS

Cần được áp dụng giáo dục và tư vấn về hành vi tình dục an toàn với mọi trường hợp mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Các vấn đề chính cần tư vấn cho người mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục là: Các hậu quả của nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đối với nam và nữ, đặc biệt trong trường hợp tự điều trị hoặc không được điều trị đúng, đầy đủ.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị, đến khám lại theo lịch hẹn.
  • Khả năng lây truyền cho vợ/chồng, bạn tình và sự cần thiết điều trị cho vợ/chồng, bạn tình.
  • Tình dục an toàn và sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV, đồng thời phòng tránh có thai ngoài ý muốn.
  • Tất cả người bệnh mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đều cần được đánh giá nguy cơ mắc và lây truyền HIV, vì vậy tất cả người bệnh mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đều cần được tư vấn và đề nghị xét nghiệm HIV; đặc biệt chú ý đến những người bệnh mắc bệnh giang mai, herpes sinh dục, hạ cam, nấm Candida hầu họng, các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục không đáp ứng với điều trị thông thường, các trường hợp biểu hiện lâm sàng nặng và hay tái phát (dấu hiệu nghi ngờ nhiễm HIV).
  • Địa điểm tư vấn và xét nghiệm HIV.
Bài trướcChẩn đoán và xử trí sa dây rau
Bài tiếp theoChẩn đoán và xử trí nhiễm khuẩn hậu sản – sốt sau đẻ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.