Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường ở trẻ em còn gọi tiểu đường là một bệnh mạn tính do rối loạn quá trình sử dụng và tích trữ chất đường dẫn đến hậu quả là nồng độ đường trong máu (chính xác là glucose) vào buổi sáng chưa ăn cao hơn mức bình thường từ 126 mg% trở lên.

Nguyên nhân cơ bản của sự rối loạn này là thiếu chất insulin sản xuất bởi tuyến tụy (tiểu đường type 1) hoặc khiếm khuyết tác động của insulin (tiểu đường type 2). Insulin giúp cho cơ thể chuyển hóa, sử dụng chất glucose cung cấp bởi thức ăn giàu đường bột.

đái tháo đường ở trẻ em
đái tháo đường ở trẻ em

Lượng đường trong máu và trong nước tiểu như thế nào là bình thường?

Nồng độ đường trong máu còn gọi là đường huyết, bình thường từ 80-120 mg% (80-120 mg/100 ml máu), còn trong nước tiểu bình thường không có glucose.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường không lây cho người xung quanh nhưng có tính di truyền, ông bà nội ngoại hoặc cô, dì, chú, bác hoặc cha mẹ bị tiểu đường thì con cháu có thể bị tiểu đường Các yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường?

Trong nhóm trẻ bị tiểu đường người ta nhận thấy tần suất bệnh cao nhất ở hai nhóm tuổi là 5-7 tuổi tương ứng với thời điểm tăng tiếp.xúc với các tác nhân nhiễm trùng khi bắt đầu đi học và nhóm tuổi dậy thì tương ứng với lúc tăng tiết hormon sinh dục, hormon tăng trưởng và các stress ở lứa tuổi này. Nam nữ có thể mắc bệnh như nhau. Đa sô trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1. Một số ít mắc bệnh tiểu đường type 2 thường ở trẻ dư cân, béo phì. Người ta cũng nhận thấy bệnh tiểu đường có liên quan đến nhiễm siêu vi cúm, quai bị, coxsackie B4, rubella, CMV (cytomegalovirus).

Có phải ăn ngọt, ăn nhiều đường thì dễ bị tiểu đường không?

Khoa học chưa chứng minh được ăn nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường, nhưng nó làm cho bữa ăn mất cân bằng, lượng đường “dư” trong máu buộc tụy tạng và các cơ quan khác phải làm việc nhiều để chuyển đường thành mỡ đưa đến mập phì và các rối loạn khác không có lợi cho sức khỏe.

Làm thế nào để phát hiện tiểu đường

Triệu chứng đặc trưng là ăn nhiều, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, thường gọi là triệu chứng “bốn nhiều”. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng hiện nay, ít gặp trẻ tiểu đường biểu hiện cả triệu chứng “4 nhiều” mà chỉ gặp các triệu chứng hai hoặc ba nhiêu, hay là các biểu hiện ăn kém, sụt cân, mệt mỏi, suy kiệt, nôn ói, đau bụng, mất nước, rối loạn tri giác (lơ mơ, hôn mê) hoặc biểu hiện qua suy giảm sức đề kháng cơ thể như bị nhọt da, viêm ngứa bộ phận sinh dục, viêm quanh nướu răng hay biểu hiện thần kinh như tê chân như kiến bò ở chân, mạch máu võng mạc: giảm thị lực, hoa mắt. Khi có các triệu chứng gợi ý trên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám kiểm soát bệnh tiểu đường.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ em?

Biến chứng cấp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ là hôn mê nhiễm toan ceton. Do không sử dụng được đường nên cơ thể lấy năng lượng cho hoạt động từ nguồn mỡ dự trữ đưa đến tạo nhiều thể ceton trong máu thông qua quá trình chuyển hóa acid béo, đưa đến nhiễm toan máu nặng. Trẻ biểu hiện rối loạn tri giác lơ mơ, hôn mê, thở nhanh sâu, mất nước có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biến chứng lâu dài như tổn thương mạch máu ở võng mạc: giảm thị lực, hoa mắt, có thể đưa đến mù lòa; ở thận tiểu đạm, có thể suy thận; ờ chân: chân lạnh, tím đỏ, loét; tổn thương thần kinh: tê rần, rát bỏng, đau nhức chân.

Điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường ở trẻ em như thế nào?

Điều trị bệnh tiểu đường nhằm đưa mức đường huyết về gần mức bình thường, đồng thời hạn chế biến chứng. Để điều trị tiểu đường hiệu quả, cần tuân thủ các bước sau đây:

Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên theo y lệnh của bác sĩ, thường thử đường huyết nhanh bằng que (dextrostix hoặc glucostix). Ngoài ra còn thử định kỳ Hemoglobine Alc để biết đường huyết đã được kiểm soát tốt chưa.

Dùng thuốc đúng liều, đúng cách theo y lệnh bác sĩ.

Chê độ ăn, cách chăm sóc ngăn ngừa và phát hiện sớm biên chứng. Sự hợp tác giữa bác sĩ điều trị, trẻ bệnh và phụ huynh trẻ rất cần thiết.

Rất mong các kiến thức cơ bản trên đây, giúp ích cho quý phụ huynh có con em mình bị bệnh tiểu đường trong việc chăm sóc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.