Châm cứu chữa Thần kinh da viêm

(Thần Kinh Tính Bì Viêm – Neuro Dermite – Neuro Dermatitis)

A. Đại cương

Là 1 bệnh da bị viêm do rối loạn chức năng thần kinh. Thường phát ở cổ gáy, khủy tay, nhượng chân, vùng xương cùng và vùng tổn thương, thường có tính đối xứng (mọc đều ở cả 2 bên), dễ tái phát.

Y học cổ truyền gọi là Ngưu Bì Tiễn, Tùng Bì Tiễn.

B. Nguyên nhân

Thường do Phong Nhiệt. Nhiệt độc kết tụ ở da làm cho sự vận hành khí huyết tại chỗ bị trở ngại, uất lại sinh nhiệt, làm cho vùng da chỗ đó không được nuôi dưỡng, gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

1 – Huyết Nhiệt Phong Thấp: Vùng da bị tổn thương màu hồng tươi, bề mặt có nhiều vẩy trắng. Sau khi vẩy bong, mặt da có mầu hồng và có chấm máu nhỏ . Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Sác.

2 – Huyết Hư Phong Táo: Vùng tổn thương màu trắng nhạt hoặc xạm lại thành đỏ xám, vẩy ít, diện tích viêm hẹp, có trường hợp mất hẳn chỉ còn lại ban trắng. Chất lưỡi nhạt mạch Tế, hơi Sác.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hoạt huyết, thông lạc.

Thường dùng Khúc Trì (Đtr.11) + Huyết Hải (Ty.10).

Phối hợp với Hợp Cốc (Đtr.4), Tam Âm Giao (Ty.6) (Ty.6), A Thị Huyệt.

Kích thích vừa hoặc mạnh. A Thị Huyệt và cục bộ, có thể châm từ 4 phía hướng vào giữa chỗ đau hoặc châm ngang vài kim. Ngày châm 1 lần.

2- Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11), +Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Huyết Hải (Ty.10) + Thừa Phò (Bq.36) + Uỷ Trung (Bq.40). Đồng thời dùng Mai Hoa Châm gõ mạnh cho ra máu vùng tổn thương

(Châm Cứu Học Thủ Sách).

3- a Huyết Nhiệt Phong Thấp: Sơ phong, lương huyết, tiêu độc, trừ thấp. Châm Khúc Trì (Đtr.11) + Huyết Hải (Ty.10) + A Thị Huyệt + Tam Âm Giao (Ty.6) (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) .

b Huyết Hư Phong Táo: Dưỡng huyết, khu phong, Châm Khúc Trì (Đtr.11) + Huyết Hải (Ty.10) + A Thị Huyệt + Nhị Gian (Đtr.2), có thể cứu bằng điếu ngải chỗ viêm 10 – 20 phút.

Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 15 – 20 lần là 1 liệu trình. Chỗ viêm nặng, nên châm nặn máu ở giữa một vài đám viêm (Châm Cứu Học Việt Nam).

4- Châm Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20). Lưu kim 5 – 10 phút. Phối hợp dùng Kim Tam Lăng châm nặn máu vùng bịnh (‘Bắc Kinh Trung Y Tạp Chí’ số 44/1986).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.