CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: LIỆT DƯƠNG

(DƯƠNG NUY)

CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH
CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH LIỆT DƯƠNG

 

a) KHẢI-THUẬT:

Dương-nuy (Liệt Dương) là chứng bệnh mà dương-vật không cương lên, hoặc giương lên mà không cứng. Nội-kinh viết:” Trương-phu (đàn ông) 8 tuổi thì, Thận khí thực, tóc dài răng thay nhị bát (16) Thận-khí thịnh, Thiên-quý đến… bát bát (64) thi răng và tóc đều rụng.” Như vậy, người con trai thì tuổi hai tán tinh-khí thịnh, tuổi tám tám (64) thì tinh khí tuyệt, đó là quyluật chính thường của cơ-năng trong thân-thể con người. Nếu như người nào dâm-dục quá độ đến nỗi tinh khí bị hư và hao, mệnh-môn hỏa suy hoặc ưu-tư lao nhọc làm tổn thương Tâm Tỳ làm cho huyết- khí hư tổn, tông cân bị thất đi nguồn “dưỡng”; hoặc thường hay lo sợ vô cớ, đởm khí bị hư-khiếp, Mộc-khí mất đi sự điều-đạt làm cho dương-vật không giương cứng lên. Đúng như Lâm Bội-Cầm đã nói: “ Khi nào Dương-khí kín đáo thì (bên trong) vững vàng, khi nào tinh-khí vượng thì cường mạnh. Nếu làm thương đến bên trong thì dượng-vật không cứng lên; đó là chương ‘nuy’ của ‘Dương’ phần lớn người ham sắc dục làm cho tinh-khí bị kiệt…” Nói tóm lại nguyên-nhân thì nhiều, nhưng không ngoài ‘nguyên-âm’ và “nguyên-dương bị tổn hao quá nhiều làm cho tinh bị kiệt, Dương bị suy mà ra. Ngoài ra, Thấp-nhiệt gây ra chứng nuy, trên lâm-sàng đều gọi là ‘Hỏa suy’.

b) TRỊ-LIỆU:

+ Chứng-trạng: Chủ-chứng của bệnh ‘Dương nuy? là Dương-vật không giương lên, hoặc giương lên mà không cứng, hoặc có thể kiếm luôn việc khi giao-cấu thì tiết tinh quá sớm, hoặc vừa thấy sắc là chảy tinh ra, hoặc kèm theo chứng đau lưng, chân mềm, kiện-vong, huyễn-vựng, mệt-mỏi, ăn ít, tay chân lạnh, mạch đa số tế nhược.

+ Phép trị: Bồi bổ chẩn-nguyên-khí, tráng Dương, tư Thận.

+ xử-phương và phép châm cứu: chấm bổ Thận du, Mệnh-môn, đều 3 phần, cứu 5 tráng: Thần- khuyết, không chân, dùng chén ăn cơm hơ nóng để lên ngay giữa rún, cứu 7 tráng chân bổ Quannguyên, Khí-hải đều 5 phân. Sau khi châm dùng gừng miếng có soi lỗ để ngay trên huyệt , xong dùng cây ngải cứu từ 20 đến 30 tráng, khi nào miếng gừng khô thì đổi miếng khác. Nếu vẫn chưa khỏi thì cứu huyết Hội-âm.

. + Phép gia-giản: Nếu ăn ít và mệt-mỏi, châm bổ thêm Túc Tam-lý, Trung-hoãn đều 5 phân, cứu 5 tráng; nếu Tân hồi-hộp mất ngủ, thanh bổ Tâm đu, Thần-môn đều 2 phần, cứu 3 tráng; nếu hay kinh hoàng, thêm Can-du, Đởm-đu đều 2 phần tiên tả hậu bổ, không cứu.

c) CẨM–KỴ:

Trong thời-kỳ trị-liệu, nghiêm cẩn việc trai gái, phải thanh Tâm qủa đục.

d)GHI-CHÚ:

Nếu bệnh đã lâu hoặc trầm-trọng có thể phối-hợp uống thuốc Đông được đã thành phẩm như “ngũ tư điện tông hoàn”, “Kim quỹ Thận – khí hoàn”, nhằm hỗ–trợ cho việc chấm-trị.

 

CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH
CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH LIỆT DƯƠNG

Theo:” Châm Cứu thực hành” của Huỳnh Minh Đức.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.