CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: CHỨNG TIỂU TIỆN KHÔNG NGỪNG
a) KHAI-THUẬT:
‘Tiếu-tiện không ngừng’ là chứng bệnh tiểu-tiện cả ngày không ngưng, cũng không thể tự ngăn được, chứng này thấy nhiều nhất ở những người lớn tuổi hoặc sau khi bệnh mà thân-thể suy-nhược, cũng có tên là “Thoát – dương chứng’. Nếu không trị có thể nguy cấp tính-mạng: Chứng này do ở sắc-dục quá-độ làm thương Thận, Thận-khí hao-tổn, khí Nguyên dương khuy-tổn làm cho bàng-quang bị hư-hàn, khí hạ-nguyên không còn vững, thủy-dịch khống còn bị ràng-buộc để rồi chảy xuống tùy ý.
Sách Nhân-trai trực chỉ phương (1) viết: “Thận với Bàng-quang cùng hư, nội-khí không còn làm cho cơ thắt bọng đái” tự hoạt trơn”, hoặc” hạ-tiêu hư hàn không thể ước chế thủy dịch, vì thế nên nước tiểu chảy ra không ngăn được”, hoặc sau cơn bệnh thận-thể bị hư, tinh-huyết bị hao-tổn, khí hạ-nguyên bị hư, Thận mất đi chức-năng bế-tàng, Bàng-quang mất đi sự “mớc: ràng buộc”, khí-hóa của Tam tiêu thất thường như vậy sẽ làm cho tiểu-tiện chảy giọt không ngừng. Ngoài ra, khí của Tỳ Phế bị hư cũng có thể đưa đến chứng trên. Đây đúng với câu nói trong Kim-quỹ yếu-lược:” Thượng bị hư thì không thể chế được hạ.”
Nói tóm lại, sự phát-sinh ra chứng này đa số đo 3 tạng Tỳ, Phế, Thận mà ra, riêng ở đây, tôi chỉ trình-bày chứng do Thận hư-suy mà thôi.
b) TRỊ LIỆU:
+ Chứng-trạng: Bệnh này lấy việc tiểu-tiện chảy giọt ra không đứt làm chủ có thể kèm theo chứng thể suy, sợ lạnh, mệt-mỏi, đầu choáng-váng, lưng đau, chân mềm… mạch phần lớn là tế nhược mà trì, lưỡi nhạt,
+ Pháp trị: Ôn bổ Thận Dương làm vững hạ nguyên
+ xử-phương và phép chấm-cứu: Trước hết cứu Quan-nguyên 7 tráng, cứu Trung-cực 7 tráng, cứu Khúc-cốt 5 tráng; châm bổ Thượng Đơn-điền 3 phân, cứu 1 tráng; bổ Bàng-quang-du, Thận-đu đều 3 phân, cứu đều 1 tráng, cứ theo đó mà trị, đợi sau khi tiểu-tiện ngưng tiếp tục dùng phép sau: cứu Thủy-phân 5 tráng; bổ Tiếu-trường-đu 3 phần, cứu 1 tráng,
C) GHI-CHÚ:
Trung-hoãn là huyệt hội của phủ, Thạch-môn là Đơn-điền, Trung-cực là huyệt mộ của Bàng-quang, cũng là huyệt của Túc Tam-âm và Nhận-mạch, Sách Giáp-ất ghi: ” Người đàn ông bị thất tinh, lấy Trung-cực làm chủ.”
Theo:” Châm cứu thực hành” của Huỳnh Minh Đức.