THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
(THÔN TOAN-Ợ CHUA)
A – BỆNH LÝ
Bệnh ợ chua và mửa chua là triệu chứng của bệnh trào ngược Dạ dày. Sách nội kinh nói: “Các bệnh ợ chua và mửa chua đều thuộc và nhiệt, và linh thiếu dương mạnh thời mửa ra chua”.
Đi vào thực tế lâm sàng còn nhiều triệu chứng phức tạp nên phải phân biệt cụ thể bệnh thuộc hàn, huộc nhiệt, thuộc hư, thuộc thực, kiêm thấp, kiêm đờm, một cách chính xác thời mới có cách chữa đúng, mới đem lại hiệu quả.
CHỨNG TRẠNG VÀ PHÉP CHỮA.
- Bệnh thôn toán:
Bệnh trào ngược Dạ dày ( thôn toan) gọi chung là ợ chua, bệnh mới phát, nguyên khí còn tốt.
Triệu chứng: Cô họng cảm thấy khó chịu, tiếp đó là nước chua tràn lên như dấm, đó là bệnh ở thượng uyển..
Phép chữa: Hành trệ hoá đờm.
Cổ phương dùng bài: Bình vị tán, Nhị trấn thang gia đinh hương hoặc bài Hoắc hương an vị ấm.
Bài 1:
– Hạt cau già100g
– Trần bì (sao): 30g
Hai vị tán nhỏ, mỗi lần uống 4 – 5g, lấy nước sôi| hoà với mật mía mà tiêu.
Bài 2:
– Rễ sa nhân : 30g
– Hậu phác (vỏ vối) : 20g
– Trần bì (sao) : 20g
– Táo : 2 quả
– Dây cườm cu : 5g
– Gừng : 5 lát
– Đinh hương (mài ngoài) : 4g
Sắc uống.
Bài 3:
– Hoắc hương: 10g . .
– Trần bì (sao): 10g
– Sâm bố chính: 10g
– Gừng : 5g
– Đinh hương (mài ngoài) : 4g
Sắc uống.
-
Bệnh nôn ra nước chua (thổ toan):
Triệu chứng:
Ăn vào lâu mửa ra thức ăn chưa tiêu, có vị chua. Có trường hợp ăn vào đau tức vùng vị uyển, rất khó chịu, trong ngực buồn bực, có khi phải móc cổ cho mửa ra hết mới hết đau. Đó là bệnh trung uyển. Nếu mạch hồng hoạt là do đờm nhiệt.
Cổ phương dùng bài: Nhị trấn thang, gia ngô thù, hoàng liên, chi từ. Bài thuốc nam: .
– Trần bì : 30g
– Chi tử (sao) : 10g
– Bán hạ (chế) : 10g
– Dây cườm cu : 5g
– Тао : 2 quả
– Hoàng liên (sao) : 10g
– Thổ linh :20g
– Ngô thù (sao) :12g
Nếu mạch hồng sáp là do toả nhiệt.
Cổ phương dùng bài: Nhị trấn thang gia ngô thù, họnàg cầm, hoàng liên, chi tử. Bài thuốc nam:
– Trần bì (sao) : 30g
– Thổ linh : 20g
– Bán hạ (chế) :10g
– Dây cườm cu : 5g
– Chi tử (sao) : 40g
– Hoàng cầm : 10g
– Ngô thù (sao) : 8g
– Gừng tươi : 5 lát
– Hoàng liên (sao) : 6g
Sắc uống.
Nếu mạch huyền sác là can hoả quá mạnh.
Cổ phương dùng bài: Đan chi tiêu gia tán.
Bài thuốc nam:
– Đơn thược : 20g
– Đương quy : 15g
– Dây cườm cu : 5g
– Bạc hà : 10g
– Chi tử (sao) : 10g
– Sài hồ : 10g
– Đan bì : 15g
– Gừng nướng chín) : 3 lát
Sắc uống.
Nếu do thường thực, mửa ra chua có mùi hôi khó chịu.
Cổ phương dùng bài: Nhị trấn thang, gia thương truật, sơn tra, mạch nha, hoắc hương.
Bài thuốc nam:
– Trần bì (sao) : 30g
– Bán hạ (chế) : 10g
– Rễ sa nhân :12g
– Mạch nha (sao đen) :15g
– Dây cườm cu :5g
– Thổ linh : 20g
– Sơn tra :8g
– Hoắc hương :10g
Sắc uống.
Nếu do tỳ vị hư hàn, bụng đau lâm râm và sôi, hoặc đại tiện không lành, nôn ra chất chua.
Cổ phương dùng bài: Ôn vị ấn.
Bài thuốc nam:
– Sâm bố chính (sao gừng): 30g
– Trần bì (sao) :20g
– Đơn thược :20g
– Gừng khô : 10g
– Điền đậu (sao) : 20g
– Dây cườm cu :5g
– Đường quy :20g
Sắc uống. Nếu ỉa chảy thì bỏ đương quy.