Chúng ta thường biết đến đau dạ dày, hay viêm dạ dày mãn tính. Vậy thực chất nó như thế nào? Viêm dạ dày mãn tính thực chất viêm mãn tính ở niêm mạc dạ dày, hay bệnh có biến đổi có tính chất co thắt, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ta sẽ nói rõ trong phần này. Vì thế thực chất của nó là do mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhiều lần, sau đó niêm mạc tái sinh lại và làm cho kết cấu khác đi. Cuối cùng dẫn đến tuyến thể teo lại, thậm chí còn bị mất đi.
Viêm dạ dày mãn tính có thể chia thành viêm dạ dày cạn và viêm dạ dày co thắt, tùy theo quá trình và biến đổi của bệnh. Viêm dạ dày cạn có biểu hiện viêm tương đối cạn, chỉ ở bên ngoài niêm mạc, chứ không sâu quá 1/3. Viêm dạ dày co thắt mãn tính lại ảnh hưởng đến toàn bộ lớp niêm mạc, kèm theo co thắt tuyến thể dạ dày. Viêm dạ dày mãn tính thường thấy ở lâm sàng, hay khi phát bệnh, triệu chứng của nó không có gì đặc biệt; vả lại bệnh tình nặng nhẹ không giống mức độ bị bệnh của niêm mạc dạ dày.
Những nguyên nhân nào sinh ra bệnh viêm dạ dày mãn tính?
Nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày mãn tính hiện chưa được rõ lắm. Nhưng có thể do:
a – Nhân tố sinh vật: Trước mắt cho thấy khuẩn xoắn môn vị (Hp) là một trong những nguyên nhân chính của viêm dạ dày mãn tính. Những người bị viêm dạ dày mãn tính về lâm sàng có dương tính Hp, sau khi điều trị gốc Hp, thì triệu chứng lâm sàng và nội soi chưa thấy biến chuyển mấy. Do đó, Hp tác dụng đến viêm dạ dày mãn tính như thế nào còn cần phải nghiên cứu thêm.
b – Nhân tố vật lý: Uống trà đặc, rượu mạnh, cà phê đặc lâu, ăn quả nóng, quả lạnh, các thức ăn quá thô, đều có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
c – Mật trào ngược: Muối trong mật có tác dụng tổn thương lớn đến niêm mạc dạ dày.
d – Nhân tố hóa học: Do uống lâu ngày thuốc kháng viêm không phải thể stéron như aspérin, indomécin, v.v… Mặt khác, nicotin có thể phá hoại màng che niêm mạc dạ dày, và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của niêm mạc.
e – Nhân tố miễn dịch: Viêm dạ dày có tính co thắt mãn tính, lấy dạ dày làm chính, có hên quan đến cơ chế miễn dịch toàn thân, còn gọi là viêm dạ dày mang tính miễn dịch toàn thân, hoặc viêm dạ dày mang tính co thắt kiểu A. Điều này ít thấy ở nước ta.
g – Các nhân tố khác: Lực tim suy kiệt, gan xơ cứng kèm cao huyết áp, dinh dưỡng không tốt v.v…,đều có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính. Bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp trạng, chức năng mô thượng thận mãn tính sút giảm, và người mắc hội chứng táo bón, đồng thời kẽm theo viêm dạ dày mãn tính, đều thường thấy.
Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày cấp tính.
Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày cấp tính là do nhiều yếu tố. Chủ yếu gây ra bởi vật chất hóa học, nhân tố vật lý, nhiễm vi sinh vật, độc tố, vi khuẩn v.v… Thức ăn quá nóng, quá lạnh, trà đặc, cà phê, rượu mạnh, và thuốc thang (đặc biệt các loại thuốc kháng viêm không phải thể steron như aspirin, indomecin, bulofan, pathason, các chất chế từ iodine, và kích thích mô tuyến thượng thận v.v…) đều có thể kích thích niêm mạc dạ dày, phá mỏng màn che niêm mạc, gây ra viêm dạ dày cấp tính. Khi ăn các thức ăn nhiễm khuẩn, hoặc độc tố với số lượng ít, có thể gây ra viêm dạ dày, hoặc đồng thời làm viêm ruột. Đó là viêm dạ dày cấp tính thường thấy trên lâm sàng. Biến đổi bệnh ở niêm mạc dạ dày của viêm dạ dày cấp tính chủ yếu do sung huyết, phù thũng, tiết ra niêm dịch nhiều. Trên bề mặt bao phủ có thấm màu vàng hay trắng, có thể lẫn một ít máu, hay rữa nát ít, hoặc lan tỏa rộng.
Viêm dạ dày rữa nát cấp tính còn gọi là viêm dạ dày chảy máu rữa nát, loét mang tính đối phó kích thích v.v… Thường người ta cho nguyên nhân chính của bệnh là do nhân tố gây bệnh từ nguồn ngoài, hoặc nguồn trong đã làm cho máu ở niêm mạc chảy ít đi, hoặc cơ chế đề phòng của niêm mạc thường xuyên bị phá hỏng, cộng với vị toan và men albamin dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Trong đó nhân tố bên ngoài chủ yếu gồm một số loại thuốc nào đó, như thuốc kháng viêm không phải thế stéron, cồn v.v… Nhân tố bên trong bao gồm: bị nhiễm nặng, bị tổn thương nghiêm trọng, cao huyết áp sọ não, bị bỏng nặng, đại phẫu thuật, bị sốc và tâm thần mệt mỏi căng thẳng quá độ v.v… Mặt khác chức năng thần kinh, tâm thần bị trở ngại, hoặc ở trạng thái đối phó với kích thích. Trạng thái biến đổi cơ thể do các nhân tố phản ứng, gây các bệnh tật mang tính toàn thân nào đó, như bệnh gan lan tỏa, cao huyết áp tĩnh mạch môn, nước tiểu nhiễm độc, bệnh tim xuất phát từ phổi mãn tính, chức năng hô hấp suy thoái, bệnh thiếu vitamin, hấp thụ ở ruột non kém, và bị ung thư thời kỳ cuối v.v…, đều là các nhân tố nguồn bên trong kích thích gây ra viêm cấp tính ở niêm mạc dạ dày. Trong trạng thái đối phó với kích thích này, hưng phấn của thần kinh giao cảm có thể làm cho huyết quản niêm mạc dạ dày co giật teo đi, lưu lượng máu giảm. Hưng phấn của đôi thần kinh số 10 có thể làm cho niêm mạc thiếu máu, thiếu ôxy nặng, gây tổn thương mô niêm mạc dạ dày, làm cho rữa nát và chảy máu.
Viêm dạ dày ăn mòn cấp tính do uống nhiều axit mạnh, kiềm mạnh, hoặc các chất ăn mòn khác gây ra: axit nitric, axit sulfuric, axit clohidric, hydroxit kali, hydroxit natri, mercury chloride v.v… đều có thể gây ra viêm dạ dày loét. Biến hóa của bệnh lý chủ yếu do niêm mạc sung huyết, phù thũng và niêm dịch tăng. Người bị nặng có thể rữa nát, loét, chảy máu, thủng dạ dày.
Viêm dạ dày hóa mủ cấp tính ít thấy trong lâm sàng. Phần lớn khuẩn làm mủ phát tán thông qua tuần hoàn máu, hoặc tuần hoàn limpha mà đưa đến thành vách dạ dày.