Học thuyết thủy hỏa

I. Khái niệm về thuỷ hoả:

Mọi thứ trong trời đất dù là vô hình, hữu hình đều do sự vận động của trời đất mà có, hay nói cách khác là do có sự giao hợp lẫn nhau giữa khí trời và khí đất. Khí trời là dương, trong khí trời có cả ảnh hưởng của mặt trời. Đất là âm, trong khí đất có cả hơi nước ở đất. Khí trời, khí đất là khí vô hình; ánh lửa, hơi nước là khí hữu hình. Vì thế khi nói là khí âm dương là đã có sự trung hoà lẫn nhau giữa khí và chất. Khí là dương, chất là âm. Trong chất là âm có ánh lửa thuộc dương, hơi nước thuộc âm, trong khí dương có khí trời thuộc dương, khí đất thuộc âm. Đó là trong dương và âm đều có âm dương.

Nội kinh viết: Trời đất lấy 2 khí âm dương mà hoá sinh muôn vật. Con người lấy 2 khí âm dương mà nuôi sống mọi nơi.

Trời đất hoá dục muôn vật đều phải do sự xâm nhập của khí âm dương trong bốn mùa, rồi mới có thể phát triển được công năng: sinh trưởng, thu, tàng; để làm chung thuỷ cho muôn vật. Vì vậy trời đất lấy 2 khí âm dương mà hoá sinh muôn vật. Thuỷ hoả là chỗ bình hiện rõ ra của âm dương, mà âm dương là tính hình của thuỷ hoả. Như vậy thông qua thuỷ hoả mới hiểu được âm dương và cũng thông qua âm dương mới hiểu được sự tương quan và tác động lẫn nhau giữa thuỷ và hoả.

học thuyết thủy hỏa

1) Thuỷ – hoả trong thiên nhiên.

Thuỷ là nước, chỗ nhiều nước nhất là biển; gốc của nước là mặn. Nước còn có nhiều dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau: nước thể lỏng, hơi, mây, mù, sương, mưa, tuyết, nước trong đất, nước ở trong động vật và thực vật. Nước ở trong không gian: sông, ngòi, suối…

Hoả là lửa, chỗ có nhiều lửa nhất là mặt trời. Lửa có nhiều dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau: lửa mặt trời, lửa trong lò, trong lòng đất, trong sấm, chớp…

Thuỷ hoả luôn có hai mặt đối lập nhau về thể, tính, năng, dụng.

2) Sự giao hợp của thuỷ hoả:

Mọi sự sống trên trái đất đều do sự giao nhau của thuỷ và hoả. Mặt trời chiếu xuống, hơi nước bốc lên, thì mới có mây mưa- mới có mọi sinh vật trên trái đất.

Nội kinh viết: “Thanh dương là trời, trọc âm là đất, khí đất bốc lên thành mây, khí trời giáng xuống thành mưa, mưa làm ra bởi địa khí, mây làm ra bởi thiên khí”. Đã nói rõ khí âm dương có “hô giao” rồi sau mới thành được cái biến hoá nay lên mưa xuống, để hoá sinh ra muôn vật.

Ta thấy mọi sự sống đều phải nhờ có mặt trời, có nước. Nếu chỉ có mặt trời mà không có nước thì tất cả sẽ bị đốt khô hoặc nếu chỉ có nước mà không có mặt trời thì tất cả tối tăm lạnh lẽo thì làm gì có sự sống được. Cho nên mọi sự sống xuất hiện đều do ở sự giao tiếp lẫn nhau giữa thuỷ và hoả. Thuỷ hoả giao nhau gọi là thuỷ hoả ký tế, ký tế thì sinh ra vật. Ngược lại thuỷ hoả không giao tiếp với nhau gọi là thuỷ hoả vị tế.

Ánh sáng mặt trời nuôi sống mọi vật gọi là ôn dưỡng, nước nuôi sống muôn vật gọi là nhu dưỡng. Ôn là ấm không phải là nóng, nhu là mát chứ không phải là ướt… làm có sự ôn, sự nhu là nhờ có thuỷ hoả giao nhau. Sự sống được bình thường là do ôn dưỡng và nhu dưỡng luôn luôn ở trong sự cân bằng tương đối.

Ví dụ: Thân nhiệt của con người 370C là nhờ sự cân bằng giữa hai quá trình ôn nhu.

3) Thuỷ hoả trong con người:

Trong cơ thể con người, làm nền sự ôn dương gọi là dương khí, làm nền sự nhu dưỡng gọi là âm huyết. Dưỡng khí, âm huyết luôn luôn tồn tại và hỗ căn lẫn nhau, hai mà một, một mà hai. Đó là sự hiện hình của âm dương, cũng là thực thể của thuỷ hoả giao hợp với nhau trong nhân thể.

Thuỷ hoả tiên thiên là nguồn gốc sinh ra con người. Từ nam giới (dương) và nữ giới (âm), có giao hợp thì mới sinh được con cái. Âm dương có giao nhau thì thuỷ hoả mới tụ lại, bốn thứ ấy hợp lại là một thì gọi là giao khí, giao khí; là thứ khí có từ ban đầu gọi là nguyên khí, cũng gọi là bẩm khí tiên thiên… Từ khí có bẩm khí tiên thiên mới phát triển thành hình thể và thần khí của con người. Hình thể là âm từ thuỷ mà hoá thành, thần khí là dương mà sinh ra. Chính vì có âm dương; thuỷ hoả giao hoà lẫn nhau mà thể ôn của người ta là 370C. Mỗi khi âm, dương; thuỷ, hoả mất cân bằng thì thể ôn của người sẽ thay đổi và khi không còn thể ôn nữa là chết.

Thuỷ hoả trong bẩm khí tiên thiên gọi là chân thuỷ, chân hoả. Chân tức là khí chân nhất (chân là thực, nhất là 1, một là số bắt đầu và tạo nên mọi số), mọi sự hoá sinh của con người đều bắt nguồn từ khí chân nhất ấy, đó là nguồn gốc của mọi hoạt động sinh lý.

Chân thuỷ, chân hoả là thuỷ hoả vô hình, tuy là vô hình nhưng luôn luôn tồn tại trong cái hữu hình và thể hiện ra cái hữu hình. Cho nên chúng ta có thể biết được nó bằng cách theo dõi diễn biến của nó ở cái hữu hình.

Ví dụ:

– Thuỷ suy không giữ được hoả- hoả bốc lên: có biểu hiện: có bốc nóng, nhức đầu, hoa mắt, đỏ mặt, nóng ngực, khó thở, tim đập nhanh…

– Hoặc hoả suy-thiếu sự ôn dương, có biểu hiện: người lạnh, chân tay lạnh, ăn uống chậm tiêu, đầy bụng, ỉa lỏng, người mệt mỏi, sợ lạnh…

Người ta vì có chân thuỷ, chân hoả trong bẩm khí tiên thiên nên trong cơ thể mới luôn luôn có sự ôn dưỡng và nhu dưỡng. Nhưng để thực hiện việc ôn dưỡng và nhu dưỡng khí với huyết chứ không phải chân thuỷ, chân hoả. Chân thuỷ, chân hoả là cái gốc bẩm sinh từ tiên thiên mà do thận làm chủ. Khí huyết là cái ngọn; sinh ra từ hậu thiên do tâm can, tỳ phế là chủ về khí.

Có chân thuỷ, chân hoả mới có nguồn sinh ra khí huyết, có khí huyết thì chân thuỷ, chân hoả mới có công dụng hoá sinh và tồn tại. Cho nên khi nói đến khí là có sự liên hệ đến hoả đến dương; khi nói đến huyết là có sự liên hệ đến thuỷ đến âm. Hải Thượng Lãn Ông nói; “Toàn bộ nhan thể không ra ngoài hai chữ âm dương tức là thuỷ với hoả, mà hai chữ thuỷ hoả tức là khí huyết”.

II. Định lý trong học thuyết thuỷ hoả:

1. Nguồn gốc của học thuyết thuỷ hoả:

Học thuyết thuỷ hoả hay là học thuyết tâm thận do Hải Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỷ XVIII dựa trên định lý đã xây dựng nên. Trên cơ sở đó Ông đưa ra phương pháp trị liệu “Giáng tâm hoả, ích thận thuỷ” làm phương châm điều hoà 2 quá trình “thuỷ hoả”, lập lại cân bằng âm dương, làm tiêu tán bệnh tật. Với phương châm đó Hải Thượng Lãn Ông đã sử dụng thành công 2 bài thuốc cổ phương: lục vị và bát vị để bổ thuỷ, bổ hoả; đồng thời ông là người đã sử dụng pháp biến phương tinh thông từ bài thuốc này để điều trị hơn 50 chứng và bệnh.

Ông nói: “Nhà y mà không hiểu rõ chân tướng của tiên thiên thái cực, không nghiên cứu tác dụng thần diệu của thuỷ hoả vô hình mà không thể trọng dụng được những bài thuốc hay như lục vị, bát vị làm thuốc còn thiếu sót hơn một nửa”.

2. Dịch lý trong học thuyết thuỷ hoả:

Người xưa cho rằng: con người là một vũ trụ nhỏ, trước khi hành thành con người chỉ có khí âm dương của cha mẹ. Đó là giai đoạn tiên thiên, cũng như mô hình của vũ trụ là giai đoạn âm dương biến ra ngũ hành. Vì vậy học thuyết âm dương ngũ hành là học thuyết bao quát của hai giai đoạn của vũ trụ khi âm dương đã biến hoá ra ngũ hành thành thế giới có hình thì hành thuỷ được sinh ra trước tiên, cho nên ứng với số 1.

Vũ trụ đã có âm phải có dương, cho nên hành hoả sinh ra tiếp theo và ứng với số 2. Tiếp đó hành mộc ứng với số 3, hành kim ứng với số 4 và hành thổ ứng với số 5. Cũng như vũ trụ có 5 hành thì con người cũng có 5 tạng. Con người hình thành bắt đầu từ tạng thận tượng tạng với hành thuỷ, sau đó mới đến các tạng khác.

Con người cũng như vạn vật hữu hình theo dịch học là thuộc thế giới hậu thiên. Trong tượng hình “tiên thiên bát quái” thì trục nam bắc là hai quẻ ly khảm, tương ứng với con người là trục tâm thận. Theo ngũ hành thì tâm thuộc hoả, thận thuộc thuỷ. Hoả là quẻ ly, phương vị là phía nam; thuỷ là quẻ khảm, phương vị là phía bắc trong hậu thiên đồ. Vì vậy trục tâm thận của con người ứng với trục ly khảm của vũ trụ.

Dựa theo mô hình âm dương ngũ hành của định lý, Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng nên học thuyết thuỷ hoả hay học thuyết tâm thận.

Ông viết: “Tạng tâm thuộc que ly, có một hào âm ở giữa hai hào dương” () vả lại trong tâm chứa máu đỏ tức là chân âm. Còn tạng thận thuộc về quẻ khảm () có một hào dương giữa hai hào âm, hơn nữa trong tạng thận có chứa tướng hoả là chân dương vậy. Tạng thận thuộc hành thuỷ tạng tâm ở trên; tạng tâm thuộc hành hoả thời tương giao với tạng thận. Như vậy theo quẻ “ký tế” tạng thận lại vận dụng ở trên mà tạng tâm lại truyền tống ở dưới”.

Theo ông thuỷ hoả là gốc sinh ra con người, tác dụng của thần minh; thuỷ là nguồn của hoả, hoả là chủ của thuỷ. Thuỷ hoả phải cân bằng mà không nên chênh lệch, nên giao hợp mà không nên phân chia, tính hoả bốc lên, nên bắt cho đi xuống; tính thuỷ thấm xuống nên khiến cho đi lên; thuỷ lên hoả xuống gọi là giao nhau. Hoả tức là dương khí, thuỷ tức là âm tinh; Hai thứ ấy sánh đôi gọi là âm dương hoà bình cũng gọi là thiếu hoả sinh khí, thăng bằng.

Thì thuỷ hoả giúp nhau. Hoả tức là khí chân dương, khí chênh lệch thì dương khí bị kích thích mà thành ra hoả; thủy với nguyên khí không cùng sánh đôi được mà sinh ra hiện tượng bệnh tật.

Khi bàn về hoả tiên thiên và hậu tiên thiên, Hải Thượng Lãn Ông viết: “Loài người sinh ra ở hội dần, mà dần tức là hoả. Hoả là thế của dương khí, tạo hoá lấy dương khí làm chủ bản để sinh ra muôn vật, người ta lấy hoả làm cửa của sinh mệnh. Vì thế cần thiết nhất phải nuôi dưỡng chân hoả. Khí trời mở đầu ở hội tý, là gốc của hậu thiên. Hoả là gốc của sự sống, dương là công dụng của hoả. Cho nên có câu: “Trời không có hoả thì không sinh được muôn vật, người không có hoả thì không sinh sống được”.

Trong cơ thể con người thứ hoả ở trên là quân hoả, thứ hoả ở dưới, là tướng hoả; Trong thiên nhiên hoả ở mặt trời là hoả phần trên, hoả ở trong lòng đất là hoả ở phần dưới. Có hoả thì mới có quang, có nhiệt, có động, có chưng bốc, có cũng như không có nước thì không có hoá sinh, không có sự sống. Người ta là một vũ trụ nhỏ nằm trong vũ trụ lớn, cho nên mỗi sự hoá sinh trong cơ thể cũng cần có hoả. Trong cơ thể người tâm hoả ở phần trên là

Quân hoả, chủ về thần minh; mệnh môn hoá là hoả của thận ở phần dưới, là tướng hoả và chủ về sinh thành.

Như chúng ta đã biết, nội kinh viết: “Tâm là quân chủ chi quan, thần minh xuất yên” Tâm là quân hoả, có tâm hoả tác động vào thận thuỷ thì mới có sáng suốt, minh mẫn được. Thần sinh ra ở tịnh khí của thận lên quy vào tâm hợp thành quẻ ly, là khi âm tinh tàng ở trong, dương tinh bọc ra ngoài thì hoả của tâm mới quang minh, sáng rực và soi được muôn vật. “Như vậy thần là tâm hoả được thận âm giúp đỡ vào, đó cũng là con đường “thuỷ tế hoả”.

Đường Dung Xuyên nói: “Khi mà chân tinh hợp được bên trong thì chân quang phát sáng ra ngoài, thể là thần minh xuất ra vậy. Vì tâm thuộc hoả có ánh sáng, tuỳ thuộc thận có khả năng thu nhận và dẫn rộng ra khi sáng cùng soi nhau, vạn vật được sáng ra”.

Não là bể tuỷ do thận sinh ra. Trong người ta, não được ví như mặt trăng; tâm được ví như mặt trời ánh sáng của mặt trời có chiếu vào thì mặt trăng mới sáng lên. Nói cách khác đi “thần” chính là tâm hoả đắc được thận thuỷ làm cho tâm xuất ra thần, tuỷ là cái dụng của tâm, tuỷ là tinh khí của thận tuỷ, nó đã được tâm hoả soi sáng, từ đó sinh ra tri giác.

Đường Dung Xuyên lại nói: “Con người sở dĩ có tri giác là do thần làm chủ, mà tâm là nơi tàng thần”.

Có thần thì mới có minh và có minh thì mới có thần. Tâm thời quan chủ có thần minh thời 12 cơ quan đầu yên, nếu tân chủ không giống thời 12 cơ quan sẽ không yên. Nội kinh viết: “Tâm là một cơ quan quân chủ, nếu chủ minh thời dưới yên. Chủ không minh thời 12 cơ quan sẽ nguy”.

Trong thần còn chia ra 2 phần: hồn và phách. Hồn là phần dương của tinh, phần linh của khí. Can chủ huyết mà trong đó có dương khí, dương khí đó tức là hồn. Nguồn gốc của hồn sinh ra ở hào dương trong quẻ khảm, nhưng lại ở can, “can tàng hồn”, không ở thận mà ở can là âm ra dương và ở can là dương chìm trong âm. Ban ngày thì hồn đi ra mắt mới trông được, ban đêm hồn quay về can mà sinh ra ngủ. Hồn không yên thì hay chiêm bao, hồn không mạnh thì hay khiếp sợ.

Phách là thứ linh nhất của âm tinh. Can chủ huyết bồn là âm mà lại tàng hồn là dương, phế chủ khí là dương tàng phách là âm. Đó là trong âm có dương và trong dương có âm.

Chí là thần sinh ra ở tinh, chí sinh ra ở tâm cũng là cái lẽ tâm thận giao nhau. Trương Chí Thống nói: “Lối thoát của tâm gọi là chí, thần sinh ra tử tinh, chí sinh ra tử tâm: Đây cũng là trường hợp giao nhau và tế nhau”.

Đường Dung Xuyên thì nói: “Chỉ lấy tác dụng của gốc ở tâm để tàng chữa trong thận, đây là dương tạng chứa trong tâm. Thận sinh tinh được xem là cáo gốc của ngũ tạng, tinh sinh ra tuỷ được xem như cái gốc của xương. Khi mà tinh và tuỷ được sung túc thì kỹ xảo xuất hiện, đó là cáo dụng của chí. Chữ chí có nghĩa là ghi nhớ, được ghi vào thận vì thận sinh tinh, tinh hoá thành tuỷ để rồi tàng trữ trong não. Sự vật qua vào mắt vào tai, vào tâm du nhập vào não. Tuỷ trong não giữ lại những sự vật đó. Khi ta muốn nghĩ đến vật nào đó thì tâm nghĩ ra trước rồi sự vật trong não sẽ xuất hiện ra. Bởi vì tâm hoả như ánh sáng mặt trời, như tấm gương… Âm thấp trong não tuỷ như phần ghi hình…”.

Như vậy thủy hoả giao nhau tốt thì người đó có trí nhớ tốt, tâm thận phải giao nhau thì mới có sự sống và mệnh môn hoả phải thường được bổ sung nhờ tâm.

Khi nói về quan hệ của tạng tâm và tạng thận, Nội kinh viết: “Tâm hợp với mạch, vinh ra sắc nó, chủ ở thận”.

Đường Dung Xuyên chú giải: “Cái lý của ngũ hành tương sinh, tương chế, chế thì sinh hoá. Tâm thuộc hoả tạng và chịu chế bởi thận thuỷ. Đây là thận đóng vai trò chủ đạo cho sự sinh hoá của tâm. Tâm thuộc ly hoả ()”, hào âm ở trong quẻ ly hàm chứa thuỷ của quẻ khảm, tâm sở dĩ sinh huyết cũng nhờ thuỷ đến giao với hoả. Chỉ khi nào thuỷ có “tế” được hoả thì công dụng của hoả mới thành”.

Thận là tạng thuộc thuỷ hoá, chủ và tiên thiên, vì thận thuộc thuỷ trong cơ mệnh môn hoả. Hiểu thận thuỷ ở đây: Thuỷ không phải là nước mà là chất. “Thuỷ là vạn vật chi nguyên”, là cái mở đầu cho mọi cáo hình hiện, khí hoá chất phải thông qua thuỷ, nên thận thuộc thủy. Thuỷ sinh ở phía bắc dưới nên thận nam ở dưới nhất, nên tinh của thuỷ nằm ở thận. Trong thuỷ không có hoả thì thành bằng, nên trong thuỷ phải có hoả đó là hào dương trong quẻ khảm.

Thiên là chỉ ông tổ, bà tổ loài người, tinh là nguồn dòng của sinh tồn tử.

Khi sinh ra và lưu truyền nòi giống nên thận tàng tinh, nên nói chủ về tiên thiên và nơi tàng tinh.

Tiên thiên quyết định sự sống, khí của thận là nguyên khi, âm dương của thận gọi là chân âm, chân dương hoặc chân thủy chân hoả của nguyên dương (nguyên là cái ban đầu) chân tả chí có cái đó mà thôi không có cái nào thay thế được). Người ta sở dĩ không ai giống ai và có tính khác nhau là nhờ ở cái chân nhất này, cái tiên thiên này và đó là chân của nguyên…

Thuỷ là âm (tĩnh), tụ lại tạo thành hình chất. Hoả là dương (động), tạo thành khí. Con người có 2 phần, phần khí thuộc dương sinh ra dụng, hình chất thuộc âm sinh ra thể. Người ta sinh ra từ 4: Thuỷ, hoả, âm và dương của cha mẹ; thận là giữ nguồn gốc. Sự hoá sinh đều lấy gốc ở thận, thận là gốc của sinh mạng. Thận thuỷ không được tách rời hoả, đó là hào quang trong quẻ khảm.

Mệnh môn hoả là thận dương, ta hình dung mệnh môn hoả đối với sự sinh hoá của người giống như lửa trong lòng đất. Lòng lòng nước đối với sự hoá sinh. Hoả là vô hình, ta chỉ thấy hoả diệm sơn, càng đi vào lòng đất càng nóng; trời càng lạnh đất càng nóng. Hoả này được nuôi dưỡng bởi ánh sáng mặt trời.

Mệnh môn hoả là vô hình, khi ta thở khí trời là ta bổ sung cho nguồn hoả này. Hoả của mặt trời trung ương ở tâm, rồi đưa xuống thận. Vì vậy tâm thận phải giao nhau. Mệnh môn hoả chỉ đạo khe đọng, là nguồn động lực cho vận động nội tạng. Thiếu thứ hoả này thì các tạng ngưng đọng không hoạt động. Mệnh môn hoả phân bổ hoả đi đến các tạng qua đường kinh tam tiêu. Tam tiêu đưa hơi nóng thông qua các màng để chuyển dịch đi.

Tam tiêu là biệt xứ của nguyên khí, các tạng phủ hoạt động được là nhờ hoả khí của tam tiêu mà gốc là hoả của thận khí.

Nội kinh viết: “Tam tiêu là quyết độc chi quan, thuỷ đạo xuất ra từ đây. Gốc của tam tiêu là cơ quan có nhiệm vụ khai ngòi lạch nước, thuỷ đạo xuất ra từ đây. Gốc của tam tiêu là mệnh môn. Tam tiêu có bản khí là tướng hoả, có đường kinh thủ thiếu dương, đường kinh này biểu lý với quyết âm tâm bào lạc, như thế là tướng hoả có sự tương thông với quân hoả. Quân hoả và tướng hoả luôn luôn du hành trong tam tiêu, nhờ đó mà cho đường nước được lưu thông, khuyếch tán ra và không có sự ùn tắc. Người xưa nói: “Tam tiêu là quyết đoán chi quan, thuỷ đạo xuất yên””.

Tóm lại học thuyết thuỷ hoả được bắt nguồn từ vũ trụ quan theo dịch học của người xưa, trong đó quan niệm của con người là vũ trụ nhỏ. Trong con người quẻ khảm là tâm và thận tương ứng với trục nam bắc của trời đất thuộc ly (lửa) và tâm hoá, ích thận thuỷ để điều hoà 2 quá trình “thuỷ hoả”.

III. Ứng dụng của học thuyết thuỷ hoả trong điều trị bệnh:

Tất cả bệnh tật của con người, chưa có lệnh nào là không có âm dương mất cân bằng; thuỷ hoả thiên lệch. Cho nên việc điều trị phải đạt được điều hoà âm dương thuỷ hoả đến mức thăng bằng mới thôi.

Hải Thượng Lãn Ông là người đã hoàn thiện học thuyết thuỷ hoả và ông đã sử dụng 2 bài thuốc “lục vị” và “bát vị” và biến phương của nó một cách tinh thông để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng âm dương thuỷ hoả, nguyên nhân của các chứng bệnh.

Theo Hải Thượng Lãn Ông: ” Chữa bệnh nặng không biết đến thuỷ hoả chữa bệnh nhẹ mà không biết đến khí huyết thì cũng như trèo cây tìm cá”.

Âm dương thuỷ hoả là những khái niệm vô hình nhưng rất trọng yếu của học thuyết thuỷ hoả nói riêng và lý luận của y học cổ truyền nói chung. Dựa theo lý thuyết của dịch học Hải Thượng Lãn Ông đã chú ý đặc biệt vận dụng nó vào trong điều trị. Theo ông: ” Tính của hoả thơi bốc lên, thời phải bắt cho nó đi xuống, tính thuỷ thấm xuống nên khiến cho đi lên, thuỷ lên hoả xuống gọi là giao nhau tức thuỷ hoả ký tế (quẻ ký tế). Hoả ấy tức là dương khí, thuỷ tức là âm tinh” hai bên hỗ căn thời gọi là âm dương hoà bình. Người chân âm thịnh thì phải bổ dương hưng khí âm phải theo khí dương mà lên, nay thời chỉ bổ âm thì sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị, lại tuyệt mất nguồn sinh hoá của hậu thiên, như vậy thì bổ âm phải dùng thời thêm vào vị bổ dương”.

Thông thường để bổ âm, củng cố chân thuỷ khuyên nên dùng lục vị. Còn để bổ nguyên khí, củng cố chân hoả của thận (nhất là những người hoả lực yếu hoặc thuỷ không thăng, hoả không giáng) thì dùng bát vị. Với những người mà bệnh âm dương đều hư yếu thì nên dùng bài “thập bổ hoàn” để không thiên lệch. Theo Hải Thượng Lãn Ông ” người làm thuốc chỉ biết chăm chú về khí huyết, lấp chỗ trống ở chỗ hao, loanh quanh bào chí vật tứ quân; tuyệt nhiên không biết thuỷ hoả ở chỗ nào, sợ thục địa là nê trệ, nhục quế nóng và phụ tử mạnh mà không dám dùng nhiều thì đó chỉ là thầy thuốc tầm thường”.

Tóm lại học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng không chỉ mang tính sáng tạo, thực tiễn mà còn mang tính khoa học của mọi thời đại.

Bài trướcQuan hệ qua đường hậu môn có tác hại gì
Bài tiếp theoĐỗ trọng cùng Tục đoạn

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.