Bị bệnh Trĩ thì châm cứu Huyệt nào?
Công Năng Phối Hợp:
Trường Cường là du huyệt thuộc Đốc mạch, là Lạc huyệt, nhánh riêng chạy vào Nhâm mạch, cho nên bản huyệt có tác dụng điều hoà công năng hai kinh Nhâm Đốc. Tức chính là điều hoà âm dương vậy. Huyệt lại nằm phía dưới đầu tận cùng xương cụt, tức giữa xương cụt và giang môn. Châm nó rất có tác dụng trong việc điều chỉnh công năng của Đại Trường.
Thừa Sơn là du huyệt tíiuộc Túc Thái Dưorng Bàng Quang kinh, kinh biệt cửa Bàng Quang từ đây chạy vào giang môn, do đó có tác dụng thư cân hoạt lạc, lương huyết chi huyết, điều hoà Đại Trường chữa Trĩ.
Hai huyệt phối hợp, Trường Cường thuộc phạm vi thủ huyệt tại vùng bệnh, Thừa Sơn thuộc Tuần Kinh Viễn Đạo thủ huyệt, 1 gần 1 xa làm thông kinh hoạt lạc, sơ lý Trường đạo, thanh nhiệt chỉ huyết.
Chủ Trị:
1. Trường phong hạ huyết.
2.Trĩ sang.
Kinh nghiệm:
Trường Cường – Thừa Sơn hợp dụng, nguồn gốc từ “Bách Chứng Phú”: “thích Trường Cường vu Thừa Sơn, thiện chủ Trường phong tân hạ huyết”. “Ngọc Long Phú”: “Trườmg Cường, Thừa Sơn cứu Trĩ tối hiệu”. ”Ngọc Long Ca”:”cửu ban Trĩ Lậu tối thương nhân, tất thích Thừa Sơn hiệu nhược thần, canh hữu Trường Cường nhất huyệt thị, thân ngâm đại thống huyệt vị chân”. Trường Cường là huyệt khời đầu của Đốc mạch, lại là huyệt giao hội của Túc Thiếu Âm Thận và Túc Thiếu Dương Đởm, nhánh riêng chạy vào Nhâm mạch, là gốc rễ của năm chứng Trĩ, chủ trị tiện huyết, niệu huyết, nôn ra máu, nhị tiện bất thông; Thừa Sơn là du huyệt thuộc Túc Thái Dương Bàng Ọuang, vì sao có thể chữa được các bệnh thuộc giang môn? Xét cho kỹ thấy rằng, kinh biệt của Túc Thái Dương Bàng Quang từ đây chạy vào giang môn, vì vậy khi dùng châm cứu có thể điều hoà kinh khí xung quanh giang môn, cải thiện tuần hoàn khí huyết, đạt tới tác dụng lương huyết chỉ huyết, tiêu thũng chỉ thống, điều chỉnh Đại Trường chữa Trĩ.