HOẠT NHỤC MÔN
滑肉門穴
S 24 Huá ròu mén xué
Xuất xứ của huyệt Hoạt Nhục Môn:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Hoạt Nhục Môn:
– “Hoạt” có nghĩa là trơn nhẳn.
– “Nhục” có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi.
– “Môn ” có nghĩa là cổng, cửa.
Châm huyệt này có tác dụng làm cho chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi, nó cũng làm cho các cơ lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt-nhục môn.
Người ta còn giải thích huyệt này là nơi khởi phát của mạch khí Túc Dương minh, là cửa ngỏ (môn) chuyên lợi về tỳ vị, thiên trị về bệnh tật của trường vị, huyệt dưới Thái ất 1 thốn nơi cơ trơn (hoạt nhục) của bụng nên có tên Hoạt- nhục môn.
Tên Hán Việt khác của huyệt Hoạt Nhục Môn :
Hoạt U-môn, Hoạt nhúc, Hoạt-nhục môn.
Huyệt thứ:
24 Thuộc VỊ kinh
Mô tả huyệt của huyệt Hoạt Nhục Môn:
1. VỊ trí xưa:
Dưới huyệt Thái ất 1 thốn (Giáp ất).
2. VỊ trí nay:
Nằm ngửa, từ rún đo lên 1 thốn (Thủy phân) đo ra 2 thốn. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt là cân cơ chéo to, cơ thang to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non (tử cung khi gần sinh) – Thẩn kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T10.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Hoạt Nhục Môn:
1. Tại chỗ :
2. Toàn thân :
Bệnh tâm thần.
Lãm sàng của huyệt Hoạt Nhục Môn:
Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Thiêu hải, Ôn lưu trị cứng lưỡi (Tư sinh).
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thiên khu, Ha Cự- hư trị ỉa chảy kiết lỵ. Phối Dương Lăng-tuyền, Nội quan trị đau dạ dày, nôn mửa.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thắng, sâu 1 – 2 thốn
2. Cứu 5 lửa
2. Ôn cứu 5 – 20 phút
* Chú ỷ Có thai nhiều tháng cấm châm.
Tham khảo của huyệt Hoạt Nhục Môn:
«Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Hoạt nhục môn chủ trị về điên cuồng, nôn khan, lè lưỡi, cứng lưỡi”.