HUYỆT KHẾ MẠCH 

瘛脉穴
TE 18 Chì Mài 

HUYỆT KHẾ MẠCH 
HUYỆT KHẾ MẠCH

Xuất Xứ của huyệt Khế Mạch:

< <Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Khế Mạch:

– “Khế” có nghĩa là rồ dại, rối loạn hay co thắt.
– “Mạch” có nghĩa là đường khí hoặc đường huyết vận hành.
Khế (hay Khiết) cùng như, huyệt nằm trên tĩnh mạch tai, ở bề mặt phía sau, “Giáp ất kinh” gọi là lạc mạch xanh chân gà (Kê túc thanh lạc mạch) ngày nay gọi là tĩnh mạch sau lai, Khiết túng còn gọi là Trừu phong. Co rút gân gọi là Khiết, dãn duỗi gân gọi là Túng, khi tay chân co giật gọi chung là Khiết túng. Trong “Tố vấn – Ngọc cơ chân tạng luận” có ghi : “Co quắp gân rút gọi là Khế”, còn trong “Tô vấn – Ngũ tà” có ghi phương pháp trị bệnh: “Thủ huyệt tại mạch xanh giữa tai có thể khử được chứng rút”. Do đó, mà biết được rằng Khế mạch là huyệt ở tĩnh mạch xanh phía sau tai để trị co giật, có thể dùng nó để chữa sự rối loạn tâm thần hoặc co giật, nên gọi là Khế mạch.
Theo “Khổng huyệt mệnh danh đích thiển thuyết” ghi rằng: “Khế mạch, bổi huyệt này chữa chứng khế túng (Chân tay co giật liên tục của trẻ con. Khé túng còn đọc là Khiết túng).

HUYỆT KHẾ MẠCH 
HUYỆT KHẾ MẠCH

Tên Hán Việt khác của huyệt Khế Mạch:

Tư mạch, Thế mạch.

Huyệt thứ :

18 Thuộc Tam tiêu kinh

Mô tả huyệt của huyệt Khế Mạch:

HUYỆT KHẾ MẠCH 
HUYỆT KHẾ MẠCH

1. VỊ trí xưa :

Sau dìa tai, chỗ lạc mạch xanh hình chân gà (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay :

Ép vành tai vào đầu, ngay sau tai đúng với lỗ tai chỗ hõm sau vành tai trên Ê phong. Huyệt ỏ chỗ nối 1/3 dưới với 2/3 trên của đường cong theo bờ vành tai từ Ê phong đến Giác tôn.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Khế Mạch :

là chỗ cơ ức-đòn-chũm, cơ gối đầu, cơ đầu dài và cơ hai thân bám vào mỏm xương chũm – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cô’ sâu, nhánh dây chẩm lớn, dây chẩm dưới và dây sọ não số XII. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C2.

HUYỆT KHẾ MẠCH 
HUYỆT KHẾ MẠCH

Tác dụng trị bệnh của huyệt Khế Mạch:

1. Tại chỗ, Theo kinh :

ù tai, lãng tai, đau đầu.

2. Toàn thân :

Động kinh trẻ con.

Lâm sàng của huyệt Khế Mạch:

HUYỆT KHẾ MẠCH 
HUYỆT KHẾ MẠCH

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Trường cường trị trẻ con động kinh (Giáp ất). Phối Hoàn cốt trị đầu phong, đau sau tai (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thính hội, Nhĩ môn, Ế phong trị ù tai, điếc.

HUYỆT KHẾ MẠCH 
HUYỆT KHẾ MẠCH

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ớn cứu 5-10 phút.
* Chú ý Khi châm có thể nặn ra tí máu.

Tham khảo của huyệt Khế Mạch:

«Giáp ất» quyển thứ 3 ghi rằng: “Khế mạch, còn có tên khác là Tư mạch, ở tại lạc mạch xanh chân chim sau chân tai, châm nặn ra máu bằng hạt đậu”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.