HUYỆT KHÍCH MÔN
郄門穴
P 4 Què mén xué
Xuất xứ của huyệt Khích môn:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Khích môn:
-“Khích” có nghĩa là chỗ xương thịt giáp nhau, khe hổ.
– “Môn” có nghĩa là cái cổng.
Huyệt dược so sánh như một cái cổng, qua đó ‘khí huyết của kinh thủ Quyết âm Tâm bào ra vào. Do đó mà có tên là Khích môn.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Từ đường kinh khe khích vào giữa phân nhục, hai gân kẹp vào nhau đối xung như dạng của cái cửa, nên được gọi là Khích môn”.
Huyệt thứ:
4 Thuộc Tâm bào lạc
Đặc biệt của huyệt Khích môn:
“Khích” huyệt của Tâm bào lạc.
Mô tả của huyệt Khích môn:
1. VỊ tri xưa :
Sau bàn tay, từ cố tay đo lên 5 thốn (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Lật ngược bàn tay vào cẳng tay để lộ rô khe cơ. Huyệt giữa 2 khe cơ gan tay lớn và bé, trên khớp cổ tay 5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Khích môn:
là khe giữa cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé cơ gấp dài ngón tay cái, cơ gấp chung ngón tay nông và sâu. Dưới là khe giữa xương quay và xương trụ – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và trụ. Da vùng huyệt chi phoi bỏi tiết đoạn thần kinh C7.
Hiệu năng của huyệt Khích môn :
Định tâm an thần, lý khí thư hung cách, thanh giáng, lương huyết.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Khích môn:
1. Theo kinh :
Viêm cơ tim, hồi hộp do thần kinh, đau vùng trước tim có nôn mua.
2. Toàn thần :
Hít- tê- ri, uể oải, bứt rứt nóng nảy, ngũ tâm phiền nhiệt.
Lâm sàng của huyệt Khích môn:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Khúc trì, Tam- dương lạc trị lạc huyết. Phối Nội quan, Khúc trạch trị thấp tim, đau tim ngực, Phối Thần môn trị không ngủ được.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi như điện giật xuống các ngón tay.
2. Cứu 5 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Khích môn:
1. «Giáp ất» quyển thú’ 9 ghi rằng: “Đau tim, chảy máu cam, nôn khạc ra máu, kinh sợ lo sợ người tối bắt mình, thần khí bất túc, dùng Khích môn làm chủ”.
2. «Thiên kim» quyên thứ 33 ghi rằng: “Khích môn chủ trị chảy máu cam, nôn ra máu dùng Khích môn, Khúc trạch, Đại lăng chủ trị đau tim”
3. Căn cứ vào “Giáp ất” ghi rằng, huyệt nay là “Khích huyệt” của Thủ Quyết âm kinh.