HUYỆT ĐẠI LĂNG

大陵穴
P 7 Dà líng xué(Ta Ling).

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG

Xuất xứ của huyệt Đại Lăng:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Đại Lăng:

-“Đại” có nghĩa là cao, to hay lớn lao.
– “Lăng” có nghĩa là cái gò, đống đất to.
Huyệt ở sau cổ tay, do đó mà có tên Đại lăng (gò lớn).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở chồ hõm xuống hai gân phía sau bàn tay. Bởi vì chỗ nổi lên và hõm xuống tương đối lớn. Xương bàn tay ví như một gò lớn nên gọi là Đại lăng”.
Tên Hán Việt khác Tâm chủ, Quỷ tâm.
Huyệt thứ 7 Thuộc Tâm-bào-lạc kinh Đặc biệt Nguyên huyệt của Tâm bào. Du huyệt, thuộc Thố.

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG

Mô tả huyệt của huyệt Đại Lăng:

1. Vị trí xưa:

Chồ hõm giữa hai đường gân phía sau bàn tay (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. VỊ trí nay:

Khi điểm huyệt lật ngửa bàn tay ra sau cẳng tay đê lộ rõ khe gân. Huyệt ở trên lằn chỉ gấp khớp cổ tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé.

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Lăng:

là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, ở sâu là khe giữa gân cơ gấp dài ngón tay cái và cơ gấp chung ngón tay nông và sâu. Khe khớp cô tay. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phoi bỏi tiết đoạn thần kinh C7.

Hiệu năng của huyệt Đại Lăng:

Thanh tâm định thần. Hòa vị thư ngực, thanh dinh lương huyết.

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Lăng:

1. Tại chỗ:

Đau cổ tay, viêm khớp cổ tay.

2. Theo kinh:

Viêm cơ tim, đau vùng tim, đau sườn ngực, nóng nảy bức rức trong ngực.

3. Toàn thân:

Viêm dạ dày cấp, viêm họng cấp, đau dạ dày, bệnh nhiệt, chứng hay cười, dễ sợ hãi.

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG

Lâm sàng của huyệt Đại Lăng:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Ngoại quan, Chi cấu trị đau bụng do bí kết (Ngọc long). Phối Xích trạch trị đoản khí (Đại thành). Phối Quan nguyên trị tiểu tiện đỏ như máu (Đại thành). Phối Nôi quan, Khúc trạch trị đau nhức vùng tim ngực (Đại thành). Phối Thiên lịch trị đau họng (Tư sinh). Phối Thiêu phủ trị ho suyễn (Tư sinh). Phối Khích môn trị mửa ra máu (Tư sinh). Phố! Lao cung trị ngứa ngáy bứt rứt. Phối Nhân trung ỉa nhiều lần, trị hôi miệng. Phối Ngoại quan, Chi cấu trị đau thắt bụng (Ngọc long).

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phoi Phong môn, Khúc trì, Kiên trinh, Lao cung trị phong chẩn lở loét. Phối Nội quan, Khích môn, Thiêu phủ trị thấp tim. Phối Bách hội, Ân dường, Thái khê trị mất ngủ. Phối Trung quản trị đau thắt tim.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thang, sâu 0,3 – 0,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi như điện giật xuổng ngón tay. Xiên, dùng trong trường họp sưng khớp xương cố tay, có cảm giác căng tức tại chồ hoặc tê như điện giật xuống ngón tay.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG

Tham khảo của huyệt Đại Lăng:

1. «Mạch kinh» ghi rằng: “Thốn khẩu trước bộ quan tay trái, dương tuyệt thi không có mạch Tiểu trường, đau vùng rốn, bụng dưới có trưng hà tích tụ sán khí, chứng quyết nghịch, tim hồi hộp, châm kinh chính lòng bàn tay trị dương bệnh, Tâm chủ ở giữa đường văn ngang sau bàn tay, tức là huyệt Đại lăng, thốn khẩu trước bộ quan ở tay âm thật là tiểu thật, đau tâm hạ có thủy khí phát khi buồn khi lo tức giận, châm kinh chính long bàn tay trị về âm”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Nhiệt bệnh tâm phiền mồ hôi không ra, khuỷu tay co rút sưng nách, thích cười không nghĩ, đau trong tim, mắt đỏ vàng, tiểu đỏ như máu, muốn nôn, nóng trong ngực, đau khổ không vui, thở dài, sưng tắc họng, khô họng, suyễn, minh nóng như lửa, đau đầu muốn vỏ, khí ngắn ngực đau, dung Đại lăng làm chủ”.
3. «Giáp át>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau tim hay buồn bả, quyết nghịch, tâm lâng lâng như treo ở trên không, tim bồn chồn như kinh sợ, dùng Đại lăng và Gian sứ làm chủ”.
4. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Hai tay co rút không duỗi ra được, nách liệt mất cảm giác, tay rút gân, dùng Đại lăng làm chủ”.
5. «Trửu hậu bị cấp phương» ghi rằng: “Trị hoắc loạn, cứu nơi chính giữa khớp cổ tay thứ nhất, gọi là Tâm chủ ở ngang với ngón tay giữa”.

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG

6. «Thiên kim>> ghi rằng: “Huyệt Đai lăng chủ trị đỏ mắt,tiểu đỏ như máu, ho, phát nóng lạnh, tay co không duỗi ra được, khuỷu tay co rút sưng nách”.
7. «Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập» ghi rằng: “Nôn ọe vô độ, châm Đại lăng thuộc Thủ Quyết âm“.
8. «Thê y đắc hiệu phương» ghi rằng: “Mửa ra máu, cứu Đại lăng”.
9. «Ngọc long phú>> ghi rằng: “Đại lăng kết hợp Lao cung trị tâm phiền, tức trong tim. ngoài da bị thương mà lở loét. Kết hợp Nhân trung trị ỉa chảy nhiều lần, trừ hôi miệng. Kết hợp Ngoại quan, Chi cấu trị đau bụng táo bón“.
10. Theo “Kim phương” ghi huyệt này có tên là Quỷ tâm. “Trửu hậu” gọi là Tâm chủ.
11. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là “Du huyệt” của Thủ Thiếu-âm kinh, nó cũng là “Nguyên huyệt” của kinh này.
12. Đại lăng là Nguyên huyệt của kinh Tâm bào, là nơi tụ tập nguyên khí của kinh này tạng này, nên có thể trị tim hồi hộp, đau tim, nôn mửa, đau nhức hai hông sườn. Theo lý luận Tâm-bào hành xử theo lệnh của Tâm, Tâm chủ về thần chí nên có thể trị được các chứng tâm thần phân liệt, động kinh, tâm thần hưng phấn”.

HUYỆT ĐẠI LĂNG
HUYỆT ĐẠI LĂNG
Bài trướcHUYỆT ĐẠI HOÀNH 
Bài tiếp theoHUYỆT ĐẠI NGHÊNH 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.