HUYỆT MỤC SONG
目窗穴
G 16 Mù chuāng xué (Mou Tchroang, Mou Tchang).
Xuất xứ của huyệt Mục Song:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Mục Song:
– “Mục” có nghĩa là mắt.
– “Song” có nghĩa là cửa sổ.
Kinh khí từ huyệt này nối với mắt. Nó biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý ỏ mắt, làm cho sáng mắt, cũng giống như mỏ cửa sô của ngôi nhà để cho ánh sáng lọt vào. Do đó mà có tên là Mục song
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Song, có nghĩa là lỗ thông. Huyệt đ sau Lâm khấp 1 thốn, chủ trị về bệnh mắt là khổng huyệt thông khí của mắt nên gọi là Mục song”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Mục Song:
Chí dinh.
Huyệt thứ:
16 Thuộc Đởm kinh.
Đặc biệt của huyệt Mục Song:
Hội của Túc Thiếu-dương kinh và Dương-duy mạch.
Mô tả của huyệt Mục Song:
1. Vị trí xưa :
Phía sau huyệt Đầu Lâm-khấp 1 thốn (Giáp ất) 1,5 thốn (Đại thành).
2. Vị trí nay :
Trên huyệt Đầu Lâm-khấp 1,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Mục Song :
là cân sọ, đường khớp trán-đỉnh. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh Vị.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Mục Song:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh :
Hoa mắt, phù đầu mặt, viêm kết mạc, đau răng.
3. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt Mục Song:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thiên xung, Phong trì trị đau đầu. Phối Phong trì, Toán trúc, Đồng tử liêu trị bệnh thuộc về mắt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Mục Song:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau đầu, dùng Mục song, Thiên xung và Phong trì làm chủ”
2. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Sưng đau răng lỗ cối hàm trên, dùng Mục song làm chủ”.
3. «Đồng nhân» ghi rằng: “Mục song trị đầu mặt phù húp, đau dẫn tới đau đỏ khóe mắt ngoài, đầu xoay xẩm như chong chóng, mắt lờ mò nhìn xa không rõ, châm vào 3 phân, có thê cứu 5 lửa”.
4. «Đại thành» ghi rằng: “Mắt đỏ đau, đầu xoay xâm như chong chóng, mắt lờ mò trông xa không rõ, đầu mắt sưng húp, lạnh sót, mồ hôi không ra, sợ lạnh, dùng Mục song làm chủ”.
5. Theo “Giáp ất” gọi huyệt này là Chí dương.
6. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt này là hội của Túc Thiếu-dương, Dương duy”.