HUYỆT TẤT NHÃN
膝眼穴
Xī yǎn xué (Dũ bi) Silan, Toupi
Xuất xứ của huyệt Tất Nhãn:
«Hoa Đà châm cứu kinh».
Tên gọi của huyệt Tất Nhãn:
– “Tất” có nghĩa là đầu gối, khớp gối.
– “Nhãn ” có nghĩa là con mắt.
Huyệt ở chỗ hỏm đói xứng nhau dưới khớp đầu gối như hai con mắt, nên gọi là Tất nhãn, huyệt nằm ngoài gọi là Ngoại Tất-nhãn, huyệt nằm trong gọi là Nội Tất-nhãn.
Đặc biệt của huyệt Tất Nhãn:
Kỳ huyệt.
Mô tả huyệt của huyệt Tất Nhãn:
Còn có tên khác là Độc tỵ. (Xem: Độc ty). Bên trong gọi là Nội Tất-nhãn, bên ngoài gọi là Ngoại Tất-nhãn.
1. VỊ trí xưa :
Hoa Đà ghi rằng huyệt ở dưới xương bánh chè, ở chính giữa lỗ hỏm hai bên bánh chè “Hoa Đà châm cứu kinh.
2. VỊ trí nay:
Khi điểm huyệt nên co chân lại 90° hoặc nằm thẳng. Huyệt ở chỗ hỏm của hai bên dây chằng xương khớp gối. Huyệt nằm bên ngoài gọi là Ngoại Tất-nhãn, huyệt ở bên trong đầu gói gọi là Nội Tất-nhãn.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tất Nhãn:
Hạt tất phong, lở nhọt, đau đùi, trúng phong, đau nhức hai ống cẳng chân, viêm khớp gối.
Phương pháp Châm cứu:
1. Châm Châm sâu 5 phân. Tại chỗ có cảm giác căng đau.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
Tham khảo của huyệt Tất Nhãn:
1. «Ngoại dài» ghi rằng: “Tô Cung ghi: Chứng Cước khí, nếu ngực tim bình thường mà hai đùi xuống hai gối đau mỏi, nên cứu Tất nhãn 7 lửa, nơi tiếp với xương đau gối giữa chồ hỏm nơi ngoài gân, nếu đổ rồi lại phát bệnh lại, cứu tiếp 3 lửa”.
2. «Thánh huệ» ghi rằng: “Bốn huyệt ở đầu gối gọi là Tất nhãn, ở hai bên ở dưới xương đầu gối, nơi chính giữa chỗ hỏm là huyệt. Châm và 5 phân, lưu kim 3 hơi thổ, tả 5 hơi thở. Chủ trị đau nhức lạnh đầu gối đều nên châm”.
3. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Tất nhãn châm vào 5 phân, cấm cứu. Chủ trị đau lan đầu gối không dứt. Ngày xưa có người đau đầu gối, cứu huyệt này lần lần không đứng dậy được, nên huyệt này cấm cứu”.
4. «Thần ứng kinh» ghi rằng: “Toàn thân sinh lở ngứa, cứu Khúc trì, Hợp cốc, Tam lý, Tuyệt cốt, Tất nhãn, cứu 27 lửa”.
5. «Ngoại khoa đại thành» ghi rằng: “Huyệt Tất nhãn, trị hạt tất phong. Huyệt ở chính giữa chỗ hỏm hai bên dưới xương đầu gối”.
6. Huyệt Tất nhăn, “Ngoại dài” còn gọi là Tất mục, “Kim giám” còn gọi là Qủy nhãn.