HUYỆT TRUNG ĐÌNH 

中庭穴
CV 16 Zhōngtíng xué(Tchong Ting)

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

Xuất xứ của huyệt Trung Đình:

«Giáp ất».

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

Tên gọi của huyệt Trung Đình:

– “Trung” có nghĩa ở chính giữa, ngay thẳng.
– “Đình ” có nghĩa là cái sân, chỗ tòa án.
Thuật ngữ “Trung đình” nguyên nghĩa là sân trước của lâu đài. Huyệt nằm ở chỗ gặp nhau của xương ức và mũi ức. Tâm là tòa án tối cao, phía trên huyệt này, nên gọi là Trung đình.
Theo “Thái ngải thiên” ghi rằng: “Trung đình, có nghĩa là sân trước ở chính giữa”.

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

Tên Hán Việt khác của huyệt Trung Đình:

Long hàm.

Huyệt thứ:

16 Thuộc Nhâm mạch.

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

Mô tả của huyệt Trung Đình:

1. VỊ trí xưa:

Chỗ hỏm dưới huyệt Chiên trùng 1 thốn 6 phân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

2. VỊ trí nay:

Dưới huyệt Chiên trung 1,6 thốn, ngang với khe xương sườn thứ 5.

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trung Đình:

là khớp thân xương ức, mũi ức hoặc 2 góc bờ sườn gặp nhau. Có các gân cơ ngực to, gân cơ thẳng to – Thần kinh vận động cơ do đám rối nách và các dây gian sườn. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T5.

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

Tác dụng trị bệnh của huyệt Trung Đình:

Tại chỗ, Toàn thân:

Suyễn, nôn mửa, nghẹn, nấc cụt.

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

Lâm sàng của huyệt Trung Đình:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Trung phủ trị nghẹn (Tư sinh). Phối Trung phủ nôn ọe không ra thức ăn, ọe khan (Tư sinh). Phối Du phủ, Y xá trị nôn mửa (Tư sinh).

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thiên đột trị vướng tắc ở họng. Phối Nội quan trị nôn mửa.

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
* Chú ý Trẻ con xương ức mềm, không được châm thẳng.

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

Tham kháo của huyệt Trung Đình:

1. «Giap ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đầy hông sườn, ách tắc ỏ ngực ăn uống không xuống, nôn mửa ăn vào nôn ra, Trung đình làm chủ”.
2. <<Thiên kim» ghi rằng: “Trung đình, Trung phủ chủ trị lạnh cách mô ăn không xuống, nôn mửa ra ngoài“.

HUYỆT TRUNG ĐÌNH 
HUYỆT TRUNG ĐÌNH

3. «Đại thành» ghi rằng: “Trẻ con trớ sữa. cứu Trung đình 1 lửa”.
4. «Thánh tê tong lục» ghi rằng: “Các huyệt trước ngực không thể làm tổn thương bên trong, để làm đau tức”.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.