HUYỆT VỊ DU Ở ĐÂU?

胃俞穴

B21 Wèi yú xué (Oé Chou)

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

Xuất xứ của huyệt Vị Du từ đâu?

Sách: «Kinh mạch».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Vị Du là gì?

– “Vị” hiểu theo giải phẫu có nghĩa là dạ dày.
– “Du” có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào.
Huyệt này là nơi Vị khí rót về, chủ trị bệnh của Vị và biểu hiện dấu hiệu của sự rối loạn của Vị, nên gọi là Vị du (Huyệt dạ dày).

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

Huyệt thứ:

21 Thuộc Bàng quang kinh.

Đặc biệt của huyệt Vị Du:

“Bôi du” huyệt của Vị.

Vị trí của huyệt Vị Du nằm ở đâu?

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

1. Vị trí xưa:

Hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng thứ 12 đo ra 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).

2. Vị trí nay :

Khi điểm huyệt ngồi hơi khom lưng, hoặc nằm sấp, dưới gai đốt sống 12 đo ra 1,5 thốn.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Vị Du?

là cân ngực- thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau- dưới, cơ lưng dài, cơ ngang-gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu – Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rói cánh tay, nhánh dây gian sưòn 12, nhánh dây sống lưng thứ 12, nhánh của đám rối thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T11

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

Hiệu năng của huyệt Vị Du là gì?

Điều vị khí, hóa thấp tiêu trệ.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Vị Du là gì?

1. Tại chỗ:

Đau dạ dày, viêm dạ dày, no hơi, sa dạ dày, loét dạ dày.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

2. Theo kinh:

Đau cột sống lưng.

3. Toàn thân:

Viêm tụy tạng, viêm gan, viêm ruột, ăn uống kém, mất ngủ.

Kinh nghiệm lâm sàng của huyệt Vị Du:

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thận du trị sình căng lạnh trong dạ dày, ăn nhiều mà vẫn gầy (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Tỳ du, Nội quan, Trung quán, Túc Tam-lý trị viêm dạ dày mãn tính, ăn uống kém. Phối VỊ du châm xiên tới Tỳ du, Trung quản tới Thượng quản (khâu chỉ Catgut) trị loét dạ dày.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

Phương pháp châm cứu của huyệt Vị Du:

1. Châm Thẳng, hơi xiên về phía cột sống sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan tới sườn – Xiên, hướng lên theo lớp cơ sâu 1 – 2 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 15 phút.
* Chú ý Dưới là Phổi, không châm quá sâu.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

Tham khảo của huyệt Vị Du:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Căng trướng lạnh trong dạ dày, ăn nhiều mà người ốm nhom, đầy trong bụng mà nghe sôi ruột, bụng trướng, phong quyết, sườn ngực đầy tức, nôn mửa, đau gấp ỏ cột sống, gân co rút, ăn không xuống, chọn huyệt Vị du làm chủ”.
2. «Tư sinh» ghi rằng: “Vị du, Tỳ du, trị không muốn ăn uống. Vị du, Thận du, trị trong bụng trướng lạnh, ăn nhiều mà người gầy”.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

3. «Đại thành» quyển thú 6 ghi rằng: “VỊ du chủ trị hoắc loạn, vị hàn, bụng trướng mà sôi, ăn vào mửa ra nôn mửa, không muốn ăn, ăn nhiều vẫn gầy, mắt nhìn kém, đau bụng, đầy tức sườn ngực, đau cột sống gân co rút, trẻ con gầy nhom, không sinh da thịt”.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

4. «Đại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Lợm mửa vì đàm, nhiệt hay hư. cứu Vị du, u môn, Thương khâu, Trung phủ, Thạch môn, Cách du, Dương quan”.
5. Quan hệ tới vị trí của huyệt Vị du, theo “Đồ kinh”, Kim giám” ghi rằng: “Từ chính giữa dưới cột sống thứ 12 đo ra mỗi bên 2 thốn”.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

6. Vị du và Tỳ du có tác dụng hiệp đồng trong trị liệu các bệnh chứng thuộc về hệ thống tiêu hóa. Tỳ du kiện vận tỳ dương còn Vị du tư dưỡng vị âm. Hễ thấy các chứng do vị âm bất túc như khát muốn uống, nôn khan ra bèo bọt, đói mà không muốn ăn, mạch sác, lưởi hồng đều dùng huyệt này làm chủ.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

7. <<y học viện Giang Tây – Trung Quốc» Châm 2 huyệt Vị du và Túc Tam-lý, thấy trong đa số trường hợp dạ dày co bóp nhanh lên.
8. «Y học viện Giang Tây – Trung Quốc» Châm 2 huyệt Vị du và Túc Tam-lý trong đa só trường hợp lượng dịch vị tiết ra nhiều nưóc hơn.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

9. «Các châm cứu gia Thượng hải» Châm hai huyệt Vị du và Túc TamTý, thấy tùy theo tình hình trước khi châm: Nếu hoạt tính của men tiêu hóa yếu thì mạnh lên và ngược lại. Nếu lượng dịch vị tiết yếu thì tàng lên và ngược lại. Sau khi dùng 2 huyệt này châm tê để mổ bụng, thì sau khi mô nhu động ruột của ngưồi bệnh thường phục hồi tương đói sdm, chức năng tương dối bình thưàng.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

10. «Patsibiakin-Liên xô» Cùng một lúc đo điện thế sinh vật tại huyệt Vị du và điện thế sinh vật của niêm mạc dạ dày, lấy dịch vị đê quan sát lượng dịch vị tiết ra trong từng thời gian, thấy biên độ điện thế của huyệt Vị du và niêm mạc dạ dày biến đổi song song vđi nhau, điện thế tăng khi lượng dịch vị tiết nhiều và nồng độ acid cao, điện thế thấp xuống và nồng độ acid thấp.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU

11. «Yhọc viện Lan Châu – Trung Quốc» Đo điện thế sinh vật ồ các huyệt của 2 kinh Tỳ, VỊ và các huyệt Tỳ du, Vị du thấy điện thế khi ăn no cao hơn khi đói rõ rệt. Đồng thời, so sánh điện thế ồ các huyệt của kinh Tâm bào thì thấy chúng lên xuống không theo quy luật nào cả.
12. Có tác giả hiện đại lấy huyệt trên mỏm gai cột sổng lưng 12 đo ra mỗi bên 1,5 thốn.

HUYỆT VỊ DU
HUYỆT VỊ DU
Bài trướcHUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
Bài tiếp theoHUYỆT VỊ HẢI

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.