HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

云門穴
L 2 Yún mén xué(lunn Menn).

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

Xuất xứ của huyệt Vân Môn từ đâu?

« Tố vấn – Thủy nhiệt huyệt luận thiên».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Vân Môn là gì?

– “Vân” có nghĩa là mây, là khí của sông núi. Mây xuất ở thiên khí mà thiên khí thông với Phế.
– “Môn” có nghĩa là là cửa ra vào, nơi ra vào thông thương.
“Vân môn” là cửa ra vào cũng là nơi xuất phát của Thủ thái âm Phế mạch.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

Tên gọi này có được là do sự so sánh giữa khí và huyết nơi cơ thể con người với mây cao trên bầu trời, nó nuôi dưới mọi hình thức trên trái đất ở bên dưới. Khí và huyết của những kinh này trước tiên nổi lên từ Vân môn thông chảy tới Kỳ môn là huyệt cuối cùng của Can kinh. Người ta cho khí xuất như mây, nên gọi là Vân môn (cửa mây).

Huyệt thứ:

2 Thuộc Phế kinh.

Vị trí của huyệt Vân Môn nằm ở đâu?

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

1. VỊ trí xưa:

Dưới xương đòn gánh, cách ngang huyệt Khí hộ 2 thốn. Huyệt ỏ trong chỗ hỏm sờ tay vào có động mạch đập (Giáp ất, Dồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:

Bờ dưới xương đòn gánh, ngang vdi cơ ngực to. Chỗ hỏm giữa cơ Đenta. Từ đường dọc chính giữa xương ngực đo ngang ra mỗi bên 6 thốn.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Vân Môn là gì?

là rãnh Đen- ta ngực, cơ ngực to, cơ Đen-ta cơ dưói đòn, cơ răng cưa to và các cơ gian sưòn 1 – Thần kinh vận động cơ là dây ngực to, dây mũ, dây dưđi đòn, dây răng to của đám rối nách và dây gian sưòn 1. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C3 hoặc C4.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Vân Môn là gì?

Tại chỗ, theo kinh:

Ho, đau ngực, bồn chồn trong ngực, tức ngực, suyễn, viêm quanh khớp vai.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Vân Môn là gì?

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Xích trạch, Liệt khuyết trị hen suyễn. Phối Phế du, Hoang du, Xích trạch trị ho do lao phổi.

Phương pháp châm cứu của huyệt Vân Môn là gì?

1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

Tham khảo của huyệt Vân Môn:

1. «Tố vấn – Thủy nhiệt huyệt luận thiên» ghi rằng: “8 huyệt gồm Vân môn, Ngung cốt, Ủy trung, Tủy không, nhằm tả nhiệt ở tứ chi”.

2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Đau bụng tim đột ngột, khi sán tích xông phát lên tới tim, dùng huyệt Vân môn để trị”.
3. «Giáp â’t» quyển thứ 9 ghi rằng: “Ho suyễn không thở được, chỉ ngồi mà không thể nằm. hô hấp khí lìa tan, nuốt không được, trong ngực nóng thì chọn huyệt Vân môn làm chủ”.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

4. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đau vai không cử lên được, đau xuyên tới Khuyết bồn thì chọn huyệt Vân môn làm chủ”.
5. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Mạch đại không tới thốn khẩu, tứ nghịch mạch khua không thông, chọn huyệt Vân môn làm chủ”.
6. «Thiên kim» quyển thứ 18 ghi rằng: “Khí xóc lên đầy tức ngực, khí ngắn ho xóc, cứu huyệt Vân môn 50 lửa”.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

7. <<Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Vân môn chủ về thương hàn, tay chân nóng không dứt, ho xốc, thở suyễn không nằm được, ngực hông thiếu khí, khí xốc ngược lên tim làm trong ngực đầy bứt rứt xót xa, đau từ hông xuyên ra lưng, lưng sưng tắt, đau vai không cử lên đươc, bướu cổ loại anh khí”.
8. «Giáp ất» ghi rằng: “Châm huyệt này vào sâu quá sẽ làm cho người ta thở tớt”. Trên lâm sàng chúng ta cần nên nắm vững góc và độ sâu lúc châm, không nên châm sâu quá vào bên trong, đề phòng phạm tới phổi.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

9. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Suyễn khò khè nhổ ra đờm dãi nhiều, nếu dùng kim để châm thì bệnh sẽ bớt. Kết hợp với hai huyệt Du phủ, Nhũ căn thì suyễn và phong đàm sẽ bớt dần”.
10. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa»’. Thường kết hợp hai huyệt Vân môn và Du phủ, vì Vân môn là nơi phát ra mạch khí của Thủ thái âm Phế kinh, Du phủ là nơi phát ra mạch khí của Túc thiếu âm Thận kinh, cả hai đều có vị trí nằm trên cao của ngực, tuy nhiên đường vận hành kinh mạch của chúng không giống nhau.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

Kinh Phế đi từ ngực ra cánh tay, kinh Thận đi từ chân đến ngực. Kinh đi với tay thì tuyên thông ở phần trên, kinh đi với chân có tác dụng liễm giáng xuống dưới. Chứng bệnh ho kèm thở thô gấp thì đặt “tiêu” ở Phế và “bản” ở Thận. Phế và Thận cùng bệnh, Phế thọ tà khí thì ho, trong khi ấy Thận hư không nạp tàng được khí, vì khí không quy về “càn” (gốc) mà lại đi nghịch lên trên thành suyễn. Do đó, chọn huyệt Vân môn là để tuyên thông Phế khí, tuyên sướng khí ở ngực, giáng nghịch khí. Chọn Du phủ là để bổ thận, nạp khí, liễm xung khí, giáng nghịch khí. Kết hợp thêm Nhũ căn để làm an được xung khí, giáng xung khí, nó thuận theo khí của dương kinh, trợ giúp cho Vân môn trong việc tuyên khí và giáng khí, trợ giúp cho Du phủ trong việc liềm khí và nạp khí.

HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?
HUYỆT VÂN MÔN Ở ĐÂU?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.