SÁU QUY TẮC LỚN TRONG XEM MẠCH
A- NGUYÊN VĂN :
Thị cô’ trì mạch hữu đạo, hư tịnh vi bảo(1). Xuân nhật phù, như ngư chi du tại ba; Hạ nhật tại phu, phiếm phiếm hồ(2)vạn vật hữu dư; Thu nhật hạ phu, trập trùng tương khứ; Đông nhật tại cốt, trập trùng chu mật, quân tử cư thất, cố viết: Tri nội giả án nhi kỷ chi, tri ngoại giả chung nhi thủy chi(3). Thử lục giả, trì mạch chi đại pháp.
(Tố vấn : Mạch yếu tinh vi luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Cho nên xem mạch phải có phương pháp và yêu cầu nhất định, cần giữ cho tinh thần hư vô yên tịnh mới bảo đảm chẩn đoán chính xác. Mạch tượng mùa xuân phải là mạch phù tại ngoại, như cá lội dưới mặt nước; Mạch tượng mùa hè phù hồng đại, như những làn sóng nổi lên ở dưới ngón tay, tựa như vạn vật đang sinh trưởng xum xê tươi tốt; Mạch tượng mùa thu chìm lắng xuống dưới da, tựa như côn trùng sắp chui trôn vào lòng đất; Mạch tượng mùa đông chìm xuống sát xương, tựa như côn trùng núp sâu dưới đất, hoặc như người quân tử biết giữ mình trong nhà kín.
Bởi thế cho nên, muốn biết tình trạng nội tạng ở bên trong, có thể xem mạch để tìm hiểu mạch tượng; Muốn biết tình hình kinh khí đang lưu hành ở bên ngoài, có thể qua chẩn sát các đường kinh mạch để biết được ngọn ngành. Tóm lại, mạch tượng xuân, hạ, thu, đông, nội, ngoại là sáu qui tắc lớn của việc xem mạch vậy.
D- CHÚ THÍCH:
(1) Hư tịnh vi bảo: Khi xem mạch phải giữ cho tinh thần hư vô yên tịnh, vì tâm vô tạp niệm, tinh thần tập trung, việc chẩn đoán mới bảo đảm chính xác.
(2) Phiếm phiếm hồ: Mô tả trạng thái đầy dẫy.
(3) Tri nội giả án nhi kỷ chi, tri ngoại giả chung nhi thủy chi: Muôn biết tình trạng
nội tạng bên trong cơ thể, qua bắt mạch có thể phân biệt được bệnh hư, bệnh thực của tạng phủ. Muôn biết được tình hình kinh khí đang lưu hành ở bên ngoài cơ thể, qua sờ nắn, chẩn sát dọc theo các đường kinh lạc là có thể biết được ngọn ngành