CÁCH XEM MẠCH
Phiên âm
Mach hũu thất chẩn, Viết phù, trung trầm. Thượng, ha. tả, hũu, Tiêu tức cầu tâm. Hựu hữu cửu hậu, Cừ án khinh trọng. Tam bộ phù trầm Các hậu ngũ động.
Dịch nghĩa
Bảy phép xem mạch Rằng phù, trung, trầm Trên, dưới, trái, phải Quan sát suy tâm. Lại còn chín hậu. Ấn nhe nặng vừa Phù trâm ba bộ Đập quá 5 lần.
Dịch theo lời giai
Đoạn này nói về hai phương pháp xem mạch lá “Thất chẩn” và ,’cửu hậu”.
Cái gọi lừ “Thất chẩn” trung phương pháp xem mạch là bảy chủ pháp Xem mạch: phù trung, trầm, thượng, hạ, tả, hữu. Phù, đạt tay nhẹ có thể quan sát được có biểu chứng ngoại cảm hay không.
Trung, đặt tay vừa phải có thế quan sát được sự biến hóa về cơ năng của tỳ vỵ.
Trầm, ấn nặng tay có thế quan sát được có lý chứng nội thương hay không.
Thượng, chỉ bộ thốn. Hạ, chi bộ xích. Tả tức là tay trái. Hữu tức là tay phải. Khi xem mạch chằng những phải so sánh trên, dưới (thượng, hạ) mà còn phải cùng đối chiếu giữa tay trái và tay phải. Vận dụng thu pháp “Thất chẩn” để quan sát tình hình của bệnh, tìm ra nguyên nhân của bệnh. Làm như vậy là tương đối toàn diện đối với quan sát và phân tích tật bệnh.
Trong phép xem mạch còn có điều gọi là “cừu hậu”. Tức là ba bộ thôn, quan, xích, mỗi khi xem một bộ, đều phải qua ba thủ pháp : ấn nhẹ tay để lấy mạch phù, ấn hơi nặng tay để lấy mạch trung, ấn nặng tay để lấy mạch trầm. Mỗi khi dùng một thủ pháp, đêu phải quan sát kỹ lưđng đến nhịp đập của mạch 5 lân trơ lên. Một tay chia làm ba bộ : thốn, quan, xích. Mỗi bộ lại chia ra làm ba hậu phù, trung, trầm “ba ba là chín” (tam tam đắc cừu). Đó gọi là “chín hậu” (cứu hậu). Cửu hậu ở đây có ý nghĩa là quan sát kỹ lưỡng cẩn thận.
Tần hồ mạch học