Sự khác nhau về Mạch tượng giữa Nam và Nữ
男女脉像不同
1. Phiên âm:
Tâm can cư tà, phế tỳ cư hữu, Thận dữ Mạnh môn, Cư lưỡng xích bộ, Tả Nhân nghinh, Hữu vi Khí khấu, Thân môn quyết đoán, Lương tại quan hậu, Nhân vô nhị mạch, Bệnh tủ bất cứ, Tả đại thuận nam, Hữu đai thuận nữ, Nam nữ mach đông, Duy xích tắc dị, Dương nhươc âm thịnh, Phản thử bệnh chí.
2. Dịch nghĩa:
Tâm can bên trái, Phế tỳ bên phải. Thận với Mệnh môn ở hai bộ xích. Trái là Nhân nghinh. Phải là Khí khấu. Tên gọi Thần môn. Sau tại quan vị. Hai mạch đều không. Hểt đường cứu chữa. Trái manh thuận nam. Phải mạnh thuận nữ. Nam nữ mạch cùng. Riêng xích thì khác Dương yếu âm thịnh. Trái đó bệnh liền.
3. Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về tạng phủ chủ yếu của hạ hộ mạch và sự khác nhau về mạch tượng của nam và nữ.
Sự biến hóa khí cơ của tạng phủ đêu có thể phản ánh trên mạch “thốn khẩu”. đồng thời mỗi tạng phú đều có bộ vị nhất định của nó. Như : “bộ thốn.” ở tay trái thuộc tâm, “bộ quan” thuộc can (bao gồm cả đởm) “bộ xích” thuộc thận (bao gôm tiêu trường, bàng quang)’ “Bộ thốn” tay phải thuộc phế, “bộ quan” thuộc tỳ bao gồm cả vị, “bộ xích” thuộc mệnh môn (bao gôm cả đại trường). Đây là nói chung về tạng phủ chủ yêu ở sáu bộ phận của hai tay trái và phải.
Song còn một cách nói khác, “bộ thốn” của tay trái gọi là ‘Nhân nghinh’, cứ chứng biểu ngoại cam đều xem mạch ở chồ này : bộ thốn của tay phải gọi là “Khi khẩu”, cứ chứng lý nội thuơng đều xem mạch ở chỗ này. Cách nói này từ nguộn gốc sách ‘Mạch kinh’ cua Vương Thúc Hòa biên soạn, các thầy thuốc đời sau do không rút ra được chứng minh thực nghiệm trên lâm sàng, nên nhiêu người tỏ ra không đồng ý. Vi thế, ở đây chỉ để tham khảo.