Thang điểm hôn mê Glasgow trong nhi khoa
Thang điểm Glasgow (cho người lớn) nhiều khi không thích hợp để áp dụng cho trẻ em, nhất là ở các bé dưới 36 tháng tuổi (lứa tuổi mà hầu hết trẻ em đều nói chưa rành). Do đó, người ta đã thiết lập thang điểm hôn mê Glasgow trong nhi khoa (tiếng Anh: Pediatric Glasgow Coma Scale, viết tắt PGCS).
Thang điểm này cũng gồm 3 loại đáp ứng: mắt (E), lời nói (V) và đáp ứng thần kinh vận động (M). Điểm thấp nhất là 3 (hôn mê sâu hoặc chết), và cao nhất là 15 (trẻ hoàn toàn tỉnh và đang thức).
Tiếp cận bệnh nhi
Nguyên tắc luôn là bắt đầu bằng việc quan sát, hỏi han, lay gọi bệnh nhi để xem đáp ứng của trẻ. Nếu không có đáp ứng với lời nói mới bắt đầu các biện pháp gây đau.
Ghi nhận điểm cao nhất mà bệnh nhi đạt được trong từng loại đáp ứng.
Đáp ứng bằng mắt tốt nhất (E)
Có 4 mức độ:
Mở mắt tự phát.
Mở mắt khi nghe gọi. (Cần phân biệt với ngủ, nếu trẻ ngủ và mở mắt khi bị đánh thức thì ghi là 4 điểm, không phải 3).
Mở mắt khi bị làm đau. (Mô tả ở phần người lớn).
Không mở mắt.
Đáp ứng bằng lời nói tốt nhất (V)
Có 5 mức độ:
Trẻ giao tiếp bình thường (bằng lời nói nếu đã biết nói).
Trẻ bứt rứt, khó chịu và khóc thường xuyên.
Trẻ kêu la khi bị làm đau.
Trẻ rên rỉ khi bị làm đau, nhưng không thành những từ ngữ hẳn hoi.
Hoàn toàn im lặng.
Đáp ứng vận động tốt nhất (M)
Có 6 mức độ:
Trẻ cử động tự nhiên, có chủ đích.
Trẻ co tay hoặc chân bị sờ chạm.
Trẻ co tay hoặc chân bị làm đau.
Co cứng (kiểu) mất vỏ khi đau. (Mô tả ở phần người lớn).
Duỗi cứng (kiểu) mất não khi đau. (Mô tả ở phần người lớn).
Không đáp ứng với đau.
Phân tích các điểm ghi nhận
Việc phân tích chi tiết dành cho các nhà chuyên môn, nhưng nhìn chung, nguy cơ tử vong cao khi tổng số điểm < 8.