Có các điều kiện thuận lợi tại vết thương giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng (mô giập nát hoại tử, máu tụ…)

Các mảnh xương vụn rời tuy bị cắt nguồn nuôi dưỡng, nhưng không là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, nó rất cần cho sự liền xương. Nếu vết thương phần mềm nhiễm trùng làm mủ, các mảnh xương này sẽ thành xương chết và duy trì nhiễm trùng.

Sự liền vết thương phần mềm như thế nào. Các vết thương lớn của mô mềm nếu tự liền sẹo sẽ tạo ra sẹo xơ chai xấu, dính, dễ loét. Muốn vết thương liền bằng sẹo da thực sự mềm mại tốt phải khâu kín các mép da lại.

Vết thương không bị nhiễm trùng

Không còn máu tụ và mô hoại tử

Không có ngoại vật dơ bẩn

Khâu da không được căng

Các mép vết thương được máu nuôi dưỡng tốt

Nếu không đủ các điều kiện kể trên, nhất là nếu cắt lọc không kỹ, tốt nhất nên để hở vết thương để đảm bảo dẫn lưu tốt. Khi vết thương hết nhiễm trùng thì sẽ đóng da kỳ hai.

Sự liền xương cần có những gì. Các yếu tố để tạo liền xương là:

Bất động vững chắc vùng xương gãy

Phục hồi thật tốt máu lưu thông bị gián đoạn ở vùng gãy xương. Xương bị gãy vụn nếu không chèn cơ vào giữa sẽ liền xương nhanh chóng do diện tiếp xúc với các mảnh tăng lên. Đối với gãy hở, 2 yếu tố gây trở ngại cho liền xương là:

+Nhiễm trùng

+Mất nguồn máu nuôi dưỡng xương (do chấn thương hoặc do phẫu thuật viên lấy bỏ)

Phân loại gãy xương hở

Người đầu tiên đưa ra cách phân loại gãy hở phải kể tới là J. Cauchoix (1961), tác giả quan tâm nhiều đến kích cỡ của da bị mất, mức độ giập nát phần mềm và sự phức tạp của gãy xương. Rittmann ngoài các yếu tố trên còn chú trọng đến cơ chế chấn thương trực tiếp hay gián tiếp.

Hầu hết các phân loại gãy xương hở đều giúp ta có hướng điều trị và tiên lượng, nhưng nó còn nhiều khiếm khuyết như là vấn đề ngoại vật trong vết thương và những tổn thương liên quan đến cấu trúc mạch máu và thần kinh. Vấn đề này đã được đề cập tới trong những năm gần đây.

Tscherne và Ocstern (1982) trình bày một bảng phân loại gãy xương hở gồm 4 độ, dựa vào tổn thương mô mềm và xương gãy, trong đó gãy hở độ 4 chỉ tình trạng chỉ đứt lìa hoặc gần lìa, vì nếu khâu nối lại thành công thì nó cũng là gãy xương hở.

Gustilo (1984) chia gãy xương hở là 3 mức độ, riêng mức độ 3 được chia thành 3 nhóm: IIIA, IIIB, IIIC. Hiện nay có nhiều nước dùng bảng phân loại này. Dưới đây là mô tả cụ thể:

Độ I:

+Rách da < 1cm

+Vết thương hoàn toàn sạch, hầu hết do gãy hở từ trong ra

+Đụng giập cơ tối thiểu

+Đường gãy xương là đường ngang đơn giản hoặc chéo ngắn

Gãy xương hở độ 1

Gãy xương hở độ I

Độ II:

+Tổn thương phần mềm rộng, có thể là tróc da còn cuống hoặc tróc hẳn vạt da

+Vết rách da > 1cm

+Cơ đụng giập từ nhẹ đến vừa, có khi làm nên chèn ép khoang

+Xương gãy với đường gãy ngang đơn giản hoặc chéo ngắn với mảnh nhỏ

Độ III:Tổn thương phần mềm rộng gồm cả cơ, da và cấu trúc thần kinh mạch máu. Tốc độ tổn thương cao đưa tới giập nát phần mềm nhiều và hợp thành chèn ép dữ dội.

gãy xương hở độ 3

Gãy xương hở độ III

Loại này gồm 3 nhóm:

+IIIA: Vết rách phần mềm rộng, với màng xương bị tróc ra và đầu xương gãy lộ ra ngoài. Vùng xương gãy hoặc vết thương trong tầm đạn bắn gần.

+III B: Vết rách phần mềm với màng xương bị tróc ra và đầu xương bị gãy lộ ra ngoài. Vùng gãy xương bị nhiễm bẩn nhiều.

+III C: Vết thương giập nát nhiều, xương gãy phức tạp và có tổn thương mạch máu cần phải phục hồi.

Nói chung phân chia theo Gustilo cũng như Tscherne đều lấy tổn thương mô mềm là chính, kết hợp với mức độ của xương gãy (đơn giản hay phức tạp). Trong đó gãy hở độ IV là một hình thái đặc biệt.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.