Khám thai và quản lý thai nghén
Quản lý thai nghén hay còn gọi là chăm sóc trước sinh có vai trò bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi khi còn trong Tử cung. Qua đó người thầy thuốc có thể nắm chắc tình trạng sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Tiên lượng và chuẩn bị tốt cho cuộc đẻ, đề phòng nguy cơ khi chuyển dạ.
I. Quản lý thai nghén
1. Mục đích
– Lập hồ sơ quản lý thai.
– Theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
– Căn cứ vào kết quả của khám thai để lập kế hoạch chăm sóc và hướng dẫn cho sản phụ biết cách chăm sóc thai và bảo vệ cho chính mình.
– Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ cao để tránh các tai biến xảy khi chuyển dạ.
2. Yêu cầu
Một sản phụ cần lập hai hồ sơ theo dõi và phải được khám ít nhất 3 lần trong thời kỳ mang thai.
– Lần thứ nhất: trong vòng 3 tháng đầu để chẩn đoán thai nghén, lập hồ sơ quản lý thai, hướng dẫn sản phụ chế độ ăn uống và vệ sinh thai nghén.
– Lần thứ hai: Khám trong vòng 3 tháng giữa để tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi. Phát hiện những bất thường của sản phụ đặc biệt là những yếu tố nguy cơ cao, để có những biện pháp phòng chống kịp thời.
– Lần thứ 3: Trong 3 tháng cuối để xác định ngôi thế của thai tiếp tục đánh giá sự phát triển của thai nhi, dự kiến ngày sinh, tiên lượng, chuẩn bị cho cuộc đẻ, đồng thời hướng dẫn cho sản phụ về dấu hiệu chuyển dạ, yêu cầu những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao thì phải nhập viện sớm và sinh đẻ ở cơ sở có khả năng phẫu thuật.
II. Các bước khám thai
A. Mục đích khám thai
– Giáo dục sản phụ về vệ sinh thai nghén
– Để chăm sóc thai nghén.
– Phòng ngừa và biến cố khi có thai và khi đẻ (Sản giật và băng huyết sau sinh…)
– Phát hiện các bệnh của thai nghén: Thiếu máu, thiếu sắt.
– Điều trị các bệnh đã phát hiện.
– Tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh khác (uốn ván sau sinh)
Các bước khám thai phụ thuộc và tuổi thai và lần khám thai nhưng luôn qua 9 bước:
TT Tuổi Dưới 12 tuần thai/nội dung
– Hỏi Thủ tục hành chính: ngày kinh cuối.
Các dấu hiệu nghén
Tiền sử sản khoa
Tiền sử bệnh tật
Các dấu hiệu bất thường 13 – 27 tuần 28 – 40 tuần Ghi chú
Bụng to dần
Thai máy nếu có, lần đầu từ bao giờ Thay đổi trong cơ thể hoặc dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo
– Khám Đo chiều cao, toàn cân nặng, thân mạch, HA, có phù không? da xanh? Niêm mạc? vú?
– Khám Nhìn bụng có sản sẹo mổ cũ? khoa Nắn bụng (xem Đo chiều cao nhất là khám lần đầu: CN, M, HA, phù? Da xanh nhợt? Vú? Thai máy, sụt bụng. Chú ý phát hiện tr/chứng cơ năng củanCHA: Mệt mỏi, nhức đầu, mờ mắt, ù tai… Các lần thăm sau xem phiếu để nắm vững chi tiết đã hỏi. Nếu cần bổ sung
Sờ xem kích thước của Tử cung. Đo bề cao Đo BCổ tử cung, vòng bụng? Xác Không khám trong khi khám thai có đáy Tử cung) Tử cung. KT tim thai định ngôi và thế của thai nhi, tim thai?
– Thử nước tiểu
– Tiêm Hẹn ngày VAT
Mũi 1, mũi 2 hoặc nhắc lại
– Cung cấp viên sắt/acid Forlic. Thuốc phòng sốt rét
– Giáo dục, vệ sinh thai nghén
KT bổ sung nếu chưa đủ mũi thường, chỉ khám khi thai ra huyết, đau bụng, có DH về bệnh phụ khoa nhưng phải tư vấn trước khi khám
Dùng que thử hoặc đốt nước tiểu
Các lần thăm sau phải kiểm tra có uống hay không, có cần hay không cần tiếp
– Vào sổ, phiếu: dinh dưỡng chế độ làm
Việc, tránh các yếu tố độc hại. Vệ sinh thân thể
Vào sổ ghi phiếu theo dõi bảng, họp quản lí thai
– Dặn dò Hẹn ngày hẹn tái khám lại khám
Hẹn ngày khám Chuẩn bị cho lại mẹ và con, dự kiến ngày đẻ, nơi đẻ SKBM tại nhà, lên bảng quản lý, hộp phiếu hẹn
Dặn trở lại bất kỳ lúc nào nếu thấy bất thường
Tóm lại: Để phòng chống 5 tai biến sản khoa có thể xảy ra trong lúc chuyển dạ cũng như lúc sinh, việc quản lý thai nghén là vấn đề không thể thiếu được trong hệ thống y tế Việt Nam. Việc quản lý thai nghén được thực hiện ở cơ sở y tế xã (phường) quận (huyện và tỉnh). Yêu cầu CBYT phải quán triệt mục đích và yêu cầu của các công tác quản lý thai nghén.