Choáng sản khoa

Choáng là một trình trạng suy sụp tuần hoàn, làm giảm hoặc ngừng cung cấp máu, oxy đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như tim, phổi, não. Đây là một tình trạng nguy hiểm đòi hỏi người thày thuốc cần phải xử trí tích cực và kịp thời mới có khả năng cứu sống được người bệnh.

Choáng sản khoa là một tình trạng choáng do các nguyên nhân sản khoa gây nên mà thường gặp là do mất máu và nhiễm khuẩn (vỡ tử cung, rách phức tạp phần mềm đường sinh dục dưới…).

1. Nguyên nhân

1.1. Do mất máu

Rau tiền đạo.

Rau cài răng lược bán phần.

Rau bong non.

Chảy máu sau đẻ: vỡ tử cung, sang chấn đường sinh dục, đờ tử cung gây băng huyết.

Sảy thai băng huyết.

Chảy máu sau nạo do sót rau.

Chửa ngoài tử cung vỡ.

1.2. Do nhiễm khuẩn

Phá thai phạm pháp.

Nhiễm khuẩn hậu sản: nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc sau mổ đẻ…

1.3. Do tâm lý, phản xạ, đau đớn

Không giải thích trước khi thăm khám vùng sinhục, tầng sinh môn.

Không dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc giảm đau chưa có tácụng đã khám, can thiệp.

1.4. Do tắc mạch ối

Tử vong đột ngột

2. Biểu hiện

2.1. Choáng do mất máu

Toàn trạng: mệt mỏi, vật vã, da xanh tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh, thờ ơ.

Nhịp thở nhanh nông:܁0 lần/phút.

Mạch quay nhanh nhỏ (܁10 lần/phút), khó bắt.

Huyết áp tụt (Huyết áp tâm thu £ 90mmHg), có khi không đo được.

Thiểu niệu hoặc vô niệu (< 400ml/24 giờ).

Xét nghiệm máu biểu hiện tình trạng thiếu máu nặng.

2.2. Choáng do nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Mệt mỏi, lơ mơ, vật vã, vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc.

Sốt cao, có khi rét run do độc tố của vi khuẩn, có khi hạ nhiệt độ.

Mạch quay nhanh nhỏ, khó bắt.

Huyết áp tụt hoặc không đo được.

Nhịp thở nhanh.

Da xanh, vàng, đôi khi có những đám xuất huyết dưới da.

Thiểu niệu hoặc đôi khi vô niệu.

Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao, công thức bạch cầu biến động.

Cấy máu khi người bệnh rét run có thể thấy vi khuẩn mọc.

2.3. Choáng do tâm lý, phản xạ, đau đớn

Toàn trạng: da xanh, vã mồ hôi.

Mạch quay nhỏ, khó bắt.

Huyết áp tụt hoặc không đo được.

Nhịp thở nhanh nông.

Xét nghiệm máu bình thường, bạch cầu không tăng.

2.4. Choáng do tắc mạch ối

Tím tái khó thở, vật vã.

Hầu hết tử vong rất nhanh, không tránh được.

3. Thái độ xử trí tích cực ban đầu

Cần huy động tất cả nguồn lực chống choáng cho người bệnh đồng thời phải mời tuyến trên xuống hỗ trợ, hoặc xin ý kiến tham vấn nếu thể trạng người bệnh không cho phép chuyển đi.

Cần theo dõi sát 15 phút/1lần các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở.

Đặt người bệnh nằm tư thế đầu thấp, thông thoáng đường thở, hút dịch và đờm dãi nếu tiết dịch nhiều.

Thiết lập đường truyền dịch, có khi phải thiết lập nhiều đường truyền dịch cùng một lúc. Dung dịch truyền là Natri clorua 0,9%, Ringer lactat.

Xác định sơ bộ nguyên nhân gây choáng.

Tư vấn cho gia đình về tình trạng người bệnh, đồng thời chuyển lên tuyến trên và có nhân viên y tế đi kèm.

4. Xử trí theo nguyên nhân

4.1. Choáng do mất máu

Bằng mọi biện pháp phải cầm máu tạm thời.

Bồi phụ lượng máu đã mất, phải đánh giá lượng máu mất, xét nghiệm công thức máu, lượng huyết sắc tố và Hematocrit.

Cung cấp đủ oxy.

Trợ tim: truyền Dopamin tĩnh mạch.

Chống toan huyết.

Chống rối loạn đông máu bằng tiêm Transamin 0,5g vào tĩnh mạch hoặc Fibrinogen hoặc máu tươi.

Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

Điều trị nguyên nhân chảy máu (xem thêm các bài về chảy máu):

Rau tiền đạo, rau bong non: mổ lấy thai, khâu cầm máu. Nếu không cầm máu thì thắt động mạch tử cung, thắt động mạch hạ vị hay cắt tử cung bán phần.

Đờ tử cung: sử dụng thuốc tăng co, kích thích cơ học vào tử cung; nếu không kết quả thì thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị hoặc cắt tử cung.

Rau cài răng lược: bóc rau, nếu không được thì cắt tử cung.

Tổn thương đường sinh dục: khâu phục hồi những chỗ rách.

4.2. Choáng do nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Đảm bảo thông khí.

Chống toan huyết.

Bồi phụ máu, truyền dịch.

Trợ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn.

Điều trị kháng sinh: theo nguyên tắc là dùng kháng sinh phổ rộng, kết hợp kháng sinh và dựa vào kháng sinh đồ (Xem thêm bài Sử dụng Kháng sinh trong sản khoa).

Corticoid.

Điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn: (Xem thêm bài’Sốt sau đẻ’).

+ Cắt tử cung.

+ Dẫn lưu ổ bụng.

+ Dẫn lưu ổ mủ (nếu có).

4.3. Choáng do tâm lý, phản xạ, đau đớn

Đảm bảo thông khí: thở oxy.

Trợ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn.

Cần điều trị theo nguyên nhân: giải thích, giảm đau kết hợp chống choáng.

Kết luận: Choáng nhiễm khuẩn và choáng mất máu trong sản khoa là một bệnh cảnh lâm sàng nặng, đòi hỏi người thầy thuốc phải tích cực hồi sức đồng thời tìm nguyên nhân gây choáng để kết hợp xử trí kịp thời cứu sống được người bệnh.

Bài trướcDoạ sẩy thai và sẩy thai trong sản khỏa – chẩn đoán, xử trí
Bài tiếp theoChăm sóc sản phụ sau sinh thường

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.