Phương pháp hồi sức sơ sinh

Phương pháp hồi sức sơ sinh hoàn hảo có thể ngăn ngừa được các biến chứng suốt đời của những trường hợp cấp cứu sơ sinh thông thường. Việc chuẩn bị thích hợp cho một trẻ sơ sinh trong tình trạng nguy cấp bắt đầu bằng việc tìm những yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình sinh đẻ. Tham gia một khóa học về phương pháp hồi sức hoặc những kỳ thực hành tại bệnh viện giúp nâng cao được khả năng lãnh đạo và làm việc đồng đội. Sau đó, các thành viên trong đội có thể phát triển và duy trì các kỹ năng bằng cách sử dụng một kế hoạch đánh giá và can thiệp có tổ chức.

Sơ đồ 17.1 phác thảo một bản can thiệp dựa vào phân su, gắng sức hô hấp, nhịp tim, và màu sắc da. Sơ đồ này có thể đặt cùng với danh sách thiết bị xét nghiệm ở vị trí có thể nhìn thấy trong khu hồi sức. Đánh giá sẵn phải được định rõ cho thiết bị và các thuốc đã liệt kê. Khi thời gian cho phép, tất cả các thiết bị được xếp đặt và kiểm tra. Trước khi lấy được đường vào tĩnh mạch, có thể đưa epinephrin (adrenalin) và naloxon vào qua ống nội khí quản tiếp sau đó là 1 đến 2 ml nước muối. Những kỹ năng hồi sức cơ bản đối với trẻ sơ sinh yếu bao gồm kiểm soát được môi trường ấm bằng cách sử dụng thích hợp lồng ấp tỏa nhiệt và làm khô nhanh, kỹ lưỡng; tư thế đặt, hút, và kích thích xúc giác nhẹ nhàng; sau khi sinh hút phân su bằng ống thông từ đường không khí ở đáy chậu tiếp sau đó là hút nhẹ nhàng bằng bơm tiêm hình bầu, cũng như hút phân su dạng hạt rời hoặc đặc sệt ở khí quản qua ống nộikhí quản (làm đi làm lại cho tới khi sạch trừ khi đứa trẻ quá yếu); và có đủ phương tiện thông khí bằng mặt nạ và túi ngay tức thời cho những trẻ sơ sinh bị ngạt hoặc thở yếu. Việc đặt tư thế phù hợp và thông khí hỗ trợ tốt làm phục hồi hầu hết những trẻ sơ sinh yếu. Những trì hoãn ngắn làm kéo dài thời gian hồi phục rất nhiều.

Những kỹ năng tiến bộ dành cho những trường hợp không có hội chẩn ngay là đặt ống nội khí quản với thông khí cho những trường hợp không đáp ứng hoặc yêu cầu kéo dài hơn thông khí bằng mặt nạ và túi; ép ngực 120 lần một phút cho những trường hợp nhịp tim đập dưới 80 lần một phút (beats per minute – bpm); đường vào tuần hoàn trung tâm qua ống thông tĩnh mạch rốn vì đường vào tĩnh mạch ngoại biên thường khó thành công; chọc lồng ngực ở khoang gian sườn thứ hai trên đường giữa xương đòn bằng ống thông mạch máu cỡ 20 đối với trường hợp tràn khí màng phổi áp lực.

Ổn định tình trạng để chuyển tới phòng sơ sinh hoặc khu điều trị tăng cường

Những ưu tiên sau khi hồi sức gồm đánh giá các dị tật cấp cứu, duy trì những nhu cầu cơ bản, trao đổi thông tin thích hợp với gia đình, sự ủng hộ của gia đình, và quyết định mức độ chăm sóc cần có. Định lượng oxy huyết mạch và máy theo dõi hoạt động tim – hô hấp được dùng để theo dõi kết quả đang có. Độ bão hòa oxy nên giữ ở mức 88% đến 92% đối với trẻ đẻ non và 92% đến 95% đối với trẻ đẻ đủ tháng. Các xét nghiệm cơ bản cho những trẻ sơ sinh ở trạng thái không ổn định là chụp Xquang ngực, công thức máu toàn phần , glucose, và các khí trong máu (động mạch nếu làm được, nếu không thì lấy máu mao mạch). Tiếp theo có thể chú ý đến việc xem xét kỹ tình trạng nhiễm khuẩn huyết và các xét nghiệm khác. Hỗ trợ thông khí là rất cần cho các trường hợp suy hô hấp liên tục, ngạt, hoặc bất thường các khí trong máu (nhất là PC02 > 60 với trường hợp nhiễm toan). Nên tránh cho ăn và nên đặt ống thông mũi – dạ dày. Dịch truyền tĩnh mạch bắt đầu bằng dung dịch dextrose 10% (D10W) với liều 65 đến 80 ml/kg/ngày cho 24 giờ đầu tiên. Chuyển ngay những trẻ sơ sinh có tình trạng không ổn định hoặc có nguy cơ cao tới nơi điều trị cấp ba để nâng cao kết quả điều trị (thí dụ: liệu pháp surfactant tạo sức căng bề mặt sớm cho bệnh màng trong)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.