Đuối nước được định nghĩa là sống sót theo tình trạng ngạt và thiếu oxy não do bị ngập trong dịch còn chết đuối là chết do biến chứng xảy ra sau 24 giờ sau khi bị dìm nước. ít nhất tới 80% trường hợp chết đuối là do hít nước, làm tắc đường hô hấp và ngạt thở xảy ra khi bị dìm nước mà chưa kịp hít vào, khi đó nạn nhân có thể cứu được nhiều hơn.

Hầu hết đuối nước và chết đuối xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi không được giám sát trông nom đầy đủ ở bể bơi, biển, bồn tắm hoặc bồn ngâm. Nam thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi và người già trên 75 tuổi, đặc biệt là người không biết bơi, cũng có nguy cơ cao do uống rượu hoặc dùng thuốc khi bơi lội, tình trạng yếu sức khoẻ hoặc liên quan đến chấn thương hoặc động kinh.

Biểu hiện lâm sàng

Thời gian bị thiếu oxy còn có thể thích nghi tuỳ thuộc vào độ tuổi, sức khoẻ của từng người, vào nhiệt độ của nước cũng như vào sự kịp thời và hiệu quả của cấp cứu hồi sức. Nạn nhân trẻ tuổi có thể phục hồi nếu bị dìm trong dưới 3 phút và có thể tới 10 phút nếu là nước lạnh (0 – 15°C). Cũng đã có báo cáo trường hợp sống sót sau 15 đến 20 phút chìm và tới 40 phút trong nước lạnh.

Nạn nhân chết đuối khi bị chìm trước hết thường nín thở rồi bị thiếu oxy và trở nên hoảng loạn, sau đó nuốt hoặc hổn hển và sặc nước, mất ý thức rồi chết do ngừng tim. Chìm trong nước lạnh có thể gây hạ thân nhiệt kèm mất nhiệt nhanh và loạn nhịp tim.

Với đuối nước, các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc vào giai đoạn được vớt lên. Sặc nước gây ra phù phổi với nhiều mức độ và có thể dẫn đến hội chứng truy hô hấp người lớn 72 giờ sau, khi đó có thở ngắn, có tiếng ran, tiếng rít. Chụp X quang lồng ngực có thể thấy ngay phù phổi hoặc có vẻ như bình thường. Phù phổi nặng có thể tiến triển chậm ở người lúc đầu không có dấu hiệu hoặc triệu chứng hô hấp. Hạ thân nhiệt do bị chìm trong nước lạnh thường dẫn tới nhịp tim chậm hoặc rung nhĩ. Thiếu oxy gây tổn thương não với hậu quả phù não. Còn có thể có chấn thương nội tạng khi bị ngã xuống nước và do tai nạn tàu thuyền, rất hay gặp chấn thương đốt sống cổ và đầu. Có thể có rối loạn điện giải nghiêm trọng. Biến chứng ít gặp nhưng có thể là tan máu nội mạch, đông máu nội mạch rải rác và suy thận.

Xử trí

Xử trí cấp cứu

Hồi sức cấp cứu là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả cứu chữa. cần bắt đầu ngay lập tức việc đảm bảo thông đường thở và hỗ trợ hô hấp. Cho thở oxy 100% càng sớm càng tốt cho nạn nhân đuối nước. Hỗ trợ tim mạch tăng cường chỉ định lập tức tuỳ tình trạng tim mạch và nhịp tim. Sử dụng các thủ thuật để đảm bảo dẫn lưu tư thế như thủ thuật Heimlich và cộng sự còn đang tranh cãi, đa số các chuyên gia phản đối dùng vì nó làm gián đoạn việc hồi sức tim phổi, mất kiểm soát đường thở, hít sặc và có thể làm nặng thêm những chấn thương đốt sống cổ.

Xử trí ở bệnh viện

Biểu hiện bên ngoài của người đuối nước lúc đầu có thể làm lầm lẫn là bình thường. Vì vậy những người bị đuối nước cần được nhập viện để theo dõi, thở oxy và chăm sóc hỗ trợ. Nếu nạn nhân vẫn bình thường và nếu phim chụp lồng ngực và xét nghiệm khí máu động mạch bình thường thì có thể cho xuất hiện sau 8 giờ hoặc sau 24 giờ nếu có bị hít sặc. Nếu có dấu hiệu không bình thường thì cần đặt lưu đường truyền tĩnh mạch bằng kim lớn. Đo nhiệt độ bình thường hậu môn và nếu bị hạ thân nhiệt (<35°c, >95°F) thì phải bắt đầu làm ấm cơ thể ( Hạ thân nhiệt ở dưới). Hầu hết trường hợp phản ảnh bằng nhiễm toan lactic và rối loạn thăng bằng điện giải, điều trị khi đó cần theo kiểm soát khí máu động mạch và thành phần điện giải huyết thanh.

Những bệnh nhân cần được theo dõi các chức năng hệ hô hấp và thần kinh trung ương. Chỉ định đặt nội khí quản cho bệnh nhân nội trú gồm: bảo vệ đường thở cho người bệnh gần hôn mê; suy thoái thần kinh; tiết nhầy quá nhiều hoặc hít phải chất dạng hạt và không giữ được PaO2 ở mức 60 đến 90 mmHg. Hỗ trợ hô hấp áp lực dương tính cuôl thì thở ra (PEEP) có tác dụng tốt với phổi bị tổn thương nhờ tăng cường sự trao đổi khí ở các khoang khí và đề phòng xẹp các đầu tận đường thở. Đặt ống thông mũi dạ dày để hút nước và khí nuốt vào quá nhiều.

Có thể giải quyết co thắt phế quản bằng khí dung thuốc giải phóng adrenalin beta. Có thể phải cân nhắc sớm soi phế quản điều trị nếu hít phải các chất dạng hạt như chất nôn hay bùn. Thường không cần chỉ định dùng kháng sinh dự phòng hoặc steroid. Khi có các dấu hiệu tổn thương não do thiếu oxy cần: phải khống chế co giật bằng thuốc chống động kinh; tăng thân nhiệt lên 30% nếu không có chấn thương vùng cổ; phải tăng không khí để duy trì Pa02 khoảng 25 và 30 mmHg; cần phải dùng thuốc giãn cơ và dùng thuốc lợi tiểu thẩm thấu và lợi tiểu quai như furodemid 1 mg/kg. Theo dõi áp lực nội sọ là vấn đề còn đang tranh cãi.

Sống sót được sau chìm nước và thiếu oxy não có thể dự báo trước bằng khám thần kinh 24 giờ sau khi bị tai nạn. Không có cử động tự phát, vô thức và chức năng thân não chưa bình thường sau 24 giờ gợi ý có tổn thất thần kinh nặng hoặc tiên lượng tử vong. Có thể phục hồi hoàn toàn nếu có các cử động tự phát, vô thức và chức năng thân não bình thường.

Trẻ em bị chìm trong bồn tắm có thể là trẻ bị ngược đãi hoặc bỏ rơi. Trong trường hợp này đánh giá y tế còn phải có cả tư vấn về mặt xã hội và tìm phát hiện những tổn thương khác kết hợp.

Dự phòng

Hầu hết trường hợp đuối nước của trẻ nhỏ có thể đề phòng được nếu bể bơi hoặc bể ngâm được chắn bảo vệ xung quanh bằng bậc thềm cao ít nhất 55 inch, có móc khoá hoặc cửa chốt, và có chuông báo mở cửa. Người lớn phải lập tức giám sát bất kể khi nào trẻ tiến gần tới bể bơi. Khi bơi thuyền trẻ phải mặc áo phao. Người lớn phải được huấn luyện cơ bản cách hồi sức tim phổi. Không được bơi khi vừa mới uống rượu và dùng thuốc hưng thần.

Bài trướcChăm sóc và xử trí vết rách da mới (khâu da)
Bài tiếp theoPhân loại và Xử trí Bỏng các mức độ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.