Nhiễm giun xoắn là một bệnh ít gặp ở các nước phát triển. Bệnh này gây ra bởi ký sinh trùng Trichinella spiralis thuộc lớp giun tròn.Cho tới gần đây thì bệnh giun xoắn ở người được cho là liên quan tới một loài ký sinh trùng lây nhiễm do ăn thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín. Các dữ liệu về di truyền học mới đã đưa ra một danh pháp mới cho Trichinella bao gồm 5 loài chứ không phải một. Ngoài ra, đường lây truyền có thể qua cả lợn nuôi (đa số), ngựa và động vật hoang dã. Các thú nhỏ như cáo, gấu trúc Mỹ, chồn và loài gặm nhấm là nguồn lây nhiễm. Tại Alaska và Canada, gấu cực và con moóc cũng mang ký sinh trùng.

Cách lây truyền

Tất cả các loài Trichinella đều có vòng đời trực tiếp với sự phát triển hoàn chỉnh trong một vật chủ. Vật chủ tạo ra một kén bọc lấy ấu trùng từ cấu trúc cơ vân được gọi là tế bào nuôi dưỡng, và phần kén này sẽ được vật chủ kế tiếp nuốt. Ấu trùng tự do xâm nhập qua tế bào biểu mô trụ của ruột non. Ấu trùng thay vỏ 4 lần trong 30 giờ để trở thành cá thể trưởng thành về sinh dục. Cá thể trưởng thành giao phối, và ấu trùng được tung vào hệ tuần hoàn và di cư tối cơ vân khoảng 5 ngày sau nhiễm trùng. Nhiễm trùng thoáng qua có thể xảy ra ở cơ tim, não, võng mạc và màng mạch của phổi và gan, gây ra phản ứng của vật chủ, cơ sở cho những biểu hiện của nhiễm giun xoắn ở người, đặc biệt là đau cơ và đáp ứng với sự xâm nhập cơ tim. Ấu trùng thích cư trú vào cơ vân, đặc biệt là các cơ phía trước của cơ thể (cơ hoành, cơ nhai, cơ cổ, cơ liên sườn, lưỡi, và các cơ ngực). Ấu trùng đóng kén trong cơ vân và phát triển trong 2 tuần tới khi chúng đạt đến giai đoạn ấu trùng lây nhiễm (khoảng 17-21 ngày sau khi ăn thịt bị nhiễm trùng). Ấu trùng chứa các tế bào hạt (stichocyte) với các hạt chế tiết cần cho sự lây nhiễm. Sự dò các chất tiết này gây ra đáp ứng kháng thể dùng cho chẩn đoán huyết thanh. Chu kỳ hoàn thành khi cơ của vật chủ có ấu trùng lây nhiễm được nuốt bởi một vật chủ thích hợp khác. Tuổi thọ của phức hợp tế bào nuôi dưỡng-ấu trùng thay đổi tuỳ vật chủ nhưng thường tồn tại từ 1 đến vài năm trước khi ấu trùng bị calci hoá và chết.

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng chủ yếu của nhiễm giun xoắn là đau cơ, mặc dù đau bụng và ỉa chảy cũng hay gặp.

Giai đoạn 1 (giai đoạn ruột non) chỉ có triệu chứng trong 20% số ca, thường là biểu hiện viêm dạ dày ruột không đặc hiệu xuất hiện 2-7 ngày sau ăn thịt sống, cụ thể là ỉa chảy, buồn nôn, nôn, và đau bụng kéo dài tối vài tuần (bảng 44.3). Các dấu hiệu ở bụng gây ra bởi quá trình viêm do ký sinh trùng xâm nhập qua niêm mạc ruột.

Giai đoạn 2 (giai đoan toàn thân) được biểu hiện bằng sốt, yếu mệt, đau cơ, phù quanh ổ mắt và tăng bạch cầu ái toan (nghĩa là hội chứng nhiễm giun trichinella hoặc hội chứng nhiễm giun xoắn toàn thân), (bảng 44.3). Giai đoạn này, có thể thay đổi từ vừa đến nặng, chủ yếu ở cơ nhưng có thể tổn thương cơ tim, hệ thần kinh trung ương, phổi, thận, hoặc da. Nó tương ứng lúc ấu trùng xâm nhập vào vòng tuần hoàn và tạo nang trong các cơ quan và cơ vân với hậu quả là tổn thương cơ kèm theo đáp ứng miễn dịch. Có thể đau cơ mức độ nặng và mất khả năng vận động, và nổi trội là yếu do tổn thương cơ. Đôi khi thở đau do tổn thương cơ hoành. Hay thấy xuất huyết đốm móng thứ phát sau viêm mạch. Cũng hay thấy phù quanh ổ mắt ở giai đoạn này (nhiễm trùng nặng ngày 7, nhiễm trùng nhẹ hơn không trước ngày 11); người ta cho đó là do hậu quả của sự xâm nhập ấu trùng vào cơ vận nhãn ngoài, viêm mạch có thoát quản mao mạch, hoặc dị ứng. Nhiễm trùng trực tiếp và có thể viêm mạch qua trung gian miễn dịch được cho là nguyên nhân gây ra tổn thương không thường gặp ở tim (viêm cơ tim), phổi (viêm phổi, xuất huyết có ho ra máu), hệ thần kinh trung ương (nhồi máu do huyết khối hoặc xuất huyết, viêm màng não-não, liệt dây thần kinh sọ, co giật, bệnh lý tủy), thận (viêm cầu thận), gan (rối loạn chức năng gan), da (phát ban), và mắt (xuất huyết dưới kết mạc). Mức độ nặng của bệnh dường như có liên quan đến số lượng ấu trùng đã ăn phải. Tử vong là một sự kiện hiếm, gặp ở dưới 1% các nhiễm trùng lâm sàng; chủ yếu đó là do viêm cơ tim, viêm não, hoặc viêm phổi.

Giai đoạn 3 (phục hồi) có thể kéo dài một vài tháng. Thường có sự hồi phục hoàn toàn, sự phá hủy cấu trúc của cơ ấu trùng dần chậm lại, và cuối cùng là vôi hóa, quá trình này có thể kéo dài 6 năm hoặc hơn nữa.

Bảng 44.3. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh giun xoắn

Giai đoạn 1 (giai đoạn ruột non)   Giai đoạn 2 (giai đoạn toàn thân)  
Hay gặp Không hay gặp Hiếm
Không triệu chứng Sốt Thay đổi trạng thái tinh thần Viêm cầu thận
(80%) Khó chịu Loạn nhịp tim Rối loạn chức năng
Đau bụng Đau cơ Đau ngực gan
lả chảy Buồn nôn Nôn Phù quanh ổ mắt Xuất huyết đốm móng Yếu

Tăng bạch cầu ái toan

Phù

Các dấu hiệu thần kinh khu trú

Đau đầu

Suy tim

Ho ra máu

Phát ban

Co giật

Xuất huyết dưới kết mạc

Viêm mạch toàn thân.

 

Chẩn đoán

Chẩn đoán nhiễm giun xoắn là khó khăn và chồng chéo với một vài bệnh khác. Các dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán bao gồm đau cơ, sốt, tăng men cơ, phù quanh ổ mắt, và tăng bạch cầu ái toan. Những dấu hiệu này, khi kết hợp với tiền sử bệnh nhân có dùngthịt lợn hoặc loại thịt khác chưa nấu chín, gợi ý đến chẩn đoán nhiễm giun xoắn. Đôi khi có khuyến cáo sinh thiết cơ tổn thương (như cơ đen-ta, cơ bụng chân, cơ tứ đầu) để khẳng định chẩn đoán. Xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh tốt nhất để khẳng định chẩn đoán là dùng lên bông bentonit, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, hoặc ELISA xác định IgG hoặc IgM. Tăng bạch cầu ái toan, tăng bạch cầu, tăng men cơ, và tăng globulin miễn dịch, nhất là IgE toàn phần, là các dấu hiệu đặc trưng nhất của nhiễm Trichinella.

Xử trí

Nhiễm trùng nhẹ đáp ứng tốt với việc nghỉ ngơi hạn chế tại giường và dùng thuốc giảm đau và hạ sốt. Corticosteroid giúp ích trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ đến vừa để làm dịu triệu chứng qua việc làm giảm tối đa cường độ đáp ứng miễn dịch, nhưng nó có thể kéo dài giai đoạn ruột của bệnh. Prednisolon 20 đến 40 mg/ngày cho trong khoảng 3 ngày là thích hợp hoặc cho đến khi triệu chứng thuyên giảm. Điều trị nhiễm trùng nặng bằng mebendazol 200 đến 400 mg đường uống 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày, sau đó 400 đến 500 mg 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày; hoặc thiabendazol 50 mg/kg/ngày chia nhiều lần trong’ 5 đến 7 ngày cộng với prednisolon 40 đến 60 mg/ngày.

Phòng bệnh

Số các trường hợp nhiễm Trichinella đã giảm xuống từ 1975, chủ yếu là vì luật cấm cho lợn ăn đồ thừa, tăng sử dụng tủ lạnh trong gia đình, và thói quen nấu thịt lợn chín hoàn toàn. Để đảm bảo tiêu hủy được Trichinella, nên nấu thịt ở nhiệt độ 170°F (77°C) để vượt quá điểm nhiệt độ chết của mầm bệnh Trichinella. Có thể thực hiện bằng cách nấu thịt cho đến khi chuyển màu từ hồng hoặc đỏ sang xám. Chiếu xạ thịt lợn để kiểm soát nhiễm Trichinella hiện nay đã được Bộ nông nghiệp Hoa Kì (USDA) và Cục quản lí thực phẩm và thuốc Hoa Kì (FDA) phê chuẩn.

Các vấn đề gia đình và cộng đồng

Kiểm tra bắt buộc thịt lợn tại lò sát sinh không phải là yêu cầu đặt ra hiện nay ở Hoa Kì. Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia đã khuyến cáo rằng tất cả các con lợn ở Hoa Kì phải được xét nghiệm tại lò sát sinh để tìm kháng thể Trichinella. Nghiên cứu cũng đang tiến hành để đưa ra vaccin dùng cho lợn. Các nhà sản xuất thịt lợn được khuyến khích để tuân theo các qui tắc xử lí rác-cho ăn của liên bang ở tại bang của họ, nơi công nhận thói quen này, thực hành kiểm soát nghiêm ngặt động vật gặm nhấm, và tránh phơi nhiễm lợn với xác động vật chết dưới bất kì hình thức nào.

Bài trướcToxoplasma gondii là gì và điều trị Bệnh do toxoplasma
Bài tiếp theoBiểu hiện Bệnh sốt vẹt – chẩn đoán và điều trị

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.