HỘI CHỨNG RỐI LOẠN CẢM GIÁC

Cảm giác một mặt là chủ quan nhưng đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ khách quan của cơ thể và môi trường.

Nếu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốc trong quá trình khám bệnh thì các triệu chứng rối loạn cảm giác có ý nghĩa to lớn trong chẩn đoán định khu bệnh lý thần kinh.

+ Khi khám cảm giác cần xác định:

Rối loạn cảm giác ở khu vực nào?

Những loại cảm giác nào bị rối loạn?

Ngoài rối loạn cảm giác, có đau và dị cảm không?

Một số đặc điểm giải phẫu các đường dẫn truyền cảm giác:

Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau, sừng sau tủy sống. Ở tủy sống, những sợi cảm giác khác nhau đi theo hướng khác nhau:

+ Các đường dẫn truyền cảm giác cơ-khớp, cảm giác rung và một phần xúc giác đi vào cột sau cùng bên tạo thành bó Goll và Burdach, tới hành não đến trám hành bắt ch o sang bên đối diện nhập vào bó gai-thị.

+ Các đường dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và một phần xúc giác đi vào sừng sau tủy sống, chạy qua m p xám trước sang bên đối diện đến cột bên tạo thành bó gai-thị, đến nhân bên của đồi thị, qua 1/3 sau của đồi sau bao trong, qua vành tia tới vỏ não cảm giác (hồi đỉnh lên).

Phân loại cảm giác theo lâm sàng:

+ Cảm giác nông: cảm giác đau, nóng, lạnh và cảm giác xúc giác (sờ).

+ Cảm giác sâu: cảm giác cơ-khớp, cảm giác rung, cảm giác áp lực và cảm giác trọng lượng.

+ Cảm giác phức tạp: cảm giác không gian 3 chiều, cảm giác nhận thức vật.

Các hội chứng rối loạn cảm giác.

Hội chứng tổn thương dây thần kinh ngoại vi:

+ Rối loạn tất cả các loại cảm giác ở vùng da do dây thần kinh chi phối (chân, tay rối loạn theo dải dây thần kinh chi phối; thân mình rối loạn cảm giác theo khoanh đoạn).

+ Thường kèm theo đau và dị cảm.

Hội chứng tổn thương đám rối thần kinh:

+ Tùy vị trí: đám rối thần kinh cổ, thần kinh cánh tay, thần kinh thắt lưng-cùng.

+ Giảm hay mất tất cả các loại cảm giác theo sự chi phối của dây thần kinh.

+ Thường kèm theo cảm giác đau.

Hội chứng rễ sau cảm giác của tủy sống:

+ Giảm hay mất tất cả các loại cảm giác (theo khoanh đoạn ở thân, theo dải ở chi).

+ Tổn thương các rễ cũng có rối loạn cảm giác đau.

+ Nếu tổn thương ở hạch gian đốt sống, có thể thấy vết rộp Zona ở vùng da tương ứng.

Hội chứng tổn thương sừng sau tủy sống:

+ Rối loạn cảm giác kiểu khoanh đoạn như tổn thương rễ sau.

+ Rối loạn cảm giác kiểu phân ly: mất cảm giác đau và nhiệt, còn cảm giác sờ.

+ Cũng có rối loạn cảm giác đau

Tổn thương cột sau tủy sống:

Mất cảm giác cơ-khớp và cảm giác rung bên tổn thương kiểu đường dẫn truyền.

+ Rối loạn cảm giác tư thế.

+ Loạn cảm đau khi kích thích đau và nhiệt.

Tổn thương cột bên tủy sống:

Mất cảm giác đau và nhiệt kiểu đường dẫn truyền ở bên đối diện với tổn thương.

Tổn thương nửa tủy sống (hội chứng Brown-Sequard):

+ Bên bệnh: liệt chi kiểu trung ương; rối loạn cảm giác cơ – khớp, cảm giác rung dưới mức tổn thương.

+ Bên đối diện: mất cảm giác đau kiểu đường dẫn truyền.

+ Hay gặp trong u ngoại tủy.

Hội chứng cắt ngang nửa tủy:

+ Mất tất cả các loại cảm giác dưới chỗ tổn thương.

+Liệt trung ương các chi dưới chỗ tổn thương.

+ Rối loạn cơ vòng nặng nề.

+ Hay gặp trong u nội tủy, viêm tủy ngang, lao cột sống, chấn thương, vết thương tủy.

Hội chứng tổn thương đồi thị (hội chứng 3 nửa bên đối diện):

+ Mất tất cả các loại cảm giác nửa người kiểu dẫn truyền.

+ Mất phối hợp vận động.

+ Bán manh nửa thị trường cả hai mắt.

+ Khi kích thích đồi thị, bệnh nhân đau dữ dội, nóng rát.

Hội chứng tổn thương hồi cảm giác (hồi đỉnh lên):

+ Mất tất cả các loại cảm giác nửa người đối bên hoặc một chi thể (vì ít khi tổn thương toàn bộ hồi đỉnh lên mà chỉ khu trú ở một vài nơi).

+ Nếu kích thích hồi đỉnh lên gây cơn dị cảm nửa người bên đối diện, có thể có cơn co giật hay cơn động kinh toàn thể.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.