Thái Độ Xử Trí vớiViêm Màng Não Mủ

Phải nhớ rằng viêm màng não là một cấp cứu nội khoa, cần chẩn đoán sớm, điều trị tích cực

Nguyên tắc điều trị

Kháng sinh diệt khuẩn

Điều trị hỗ trợ

Phải theo dõi diễn biến và đánh giá kết quả điều trị

Điều trị cụ thể

Kháng sinh: bắt buộc trong điều trị viêm màng não mủ. Theo kháng sinh đồ khi xác định được chủng vi khuẩn. Chưa xác định vi khuẩn thì dựa vào lâm sàng, tần suất mắc bệnh để chọn kháng sinh. Thuốc phải đặc hiệu với từng loại vi khuẩn, có khả năng đi qua màng não tốt và diệt khuẩn; nên dùng đường tĩnh mạch với liều cao duy trì suốt thời gian điều trị.

Thời gian dùng kháng sinh: Trong quá trình điều trị cần theo sát diễn biến lâm sàng và dịch não tủy. Nếu lâm sàng diễn biến không thuận lợi thì sau 36 – 48 giờ chọc lại dịch não tuỷ; nếu thành phần dịch não tủy diễn biến chưa tốt, nên điều chỉnh liều kháng sinh hoặc thay đổi kháng sinh thích hợp. Ngưng kháng sinh khi lâm sàng diễn biến tốt kèm theo dịch não tủy protein trở về bình thường , bạch cầu <10 tế bào chủ yếu là lymphocyte.

Điều trị hỗ trợ: Bệnh nhân có thể có các rối loạn khác đi kèm do đó:

Cân bằng nước, điện giải.

Xứ trí cấp cứu khi có rối loạn thần kinh thực vật nghiêm trong đe dọa tính mạng bệnh nhân như rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thân nhiệt…

Chống co giật: bằng Diazepam hoặc Phenobarbital

Corticoide: dùng cho trường hợp hôn mê hoặc rối loạn tri giác kéo dài nghi ngờ có tăng áp lực nội sọ. Dexamethasone 0,5mg/kg/24giờ dùng 4 ngày song song với kháng sinh.

Biến Chứng Và Tiên Lượng củaViêm Màng Não Mủ

Biến chứng

Suy hô hấp, suy tuần hoàn do phù não gây tụt kẹt.

Tăng áp lực nội sọ

Bội nhiễm do nằm lâu, rối loạn nước , điện giải

Tràn dịch dưới màng cứng, tụ mủ dưới màng cứng .

Abces não, viêm não thất, não úng thủy ở trẻ nhỏ

Tiên lượng

Tuổi càng nhỏ hoặc càng già , suy dinh dưỡng, hoặc giảm miễn dịch càng xấu.

Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc điều trị càng muộn càng xấu

Loại vi khuẩn gây bệnh

Di chứng

Điếc: Phổ biến nhất (do phế cầu 37%, não mô cầu 10%, HI 5- 20 %)

Rối loạn nhân cách với nhiều mức độ khác nhau

Rối loạn thị giác

Riêng ở trẻ em di chứng về sau gồm chậm phát triển tinh thần , ngôn ngữ

Phòng BệnhViêm Màng Não Mủ

Nước ta, viêm màng não chủ yếu do nhiễm trùng vì vậy phòng một số bệnh nhiễm trùng sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh. Khi bị bệnh, điều trị sớm và đúng sẽ hạn chế tỷ lệ di chứng và tử vong. Cụ thể một số viêm màng não gây dịch có thể phòng bằng kháng sinh và vaccine.

Đối với Haemophylus influenza

Vaccine dự phòng : Có thể phòng nhiễm HI bằng vaccine. Tất cả trẻ dưới 5 tuổi đều phải được chủng ngừa; trên 5 tuổi tần suất mắc bệnh giảm dần do được miễn dịch tự nhiên

Thuốc: phòng viêm màng não mủ do HI bằng thuốc chỉ khi trong tập thể nhà trẻ hay mẫu giáo có > 2 trường hợp bệnh trong 1 tháng hoặc gia đình có trẻ < 4 tuổi hoặc phụ nữ có thai sống chung với trẻ bị viêm màng não mủ do HI. Dùng Rifampicine 20 mg/kg/24 h x 4 ngày. Phòng bằng thuốc cũng dùng cho những người có tiếp xúc với bệnh nhân. Rifampicine uống một liều duy nhất 5 mg/kg/2 lần /ngày hoặc ceftriaxone liều duy nhất 200mg tĩnh mạch/tiêm bắp; Ampicilline chỉ có tác dụng diệt HI ở hầu và hiện nay HI có khuynh hướng đề kháng thuốc này.

Đối với não mô cầu

Vaccine hiện nay có 3 loại vaccine polysaccharide của não mô cầu là : một thành phần A, 2 thành phần A vă C, 4 thănh phần A,C,Y và W135)

Trẻ < 2 tuổi dùng 1 liều vaccine duy nhất type C có thể hiệu quả phòng bệnh 70 % trong 6- 9 tháng.

Trẻ > 2 tuổi có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm não mô cầu thì ngoài chủng ngừa vaccine phải uống thêm Rifampicine để phòng vì các loại vaccine này đáp ứng miễn dịch yếu.

Thuốc: Thuốc phòng dùng cho người tiếp xúc với bệnh nhân. Rifampicine uống một liều duy nhất 5 mmg/kg/2 lần /ngày hoặc ceftriaxone một liều 200mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.