Bạch Đầu Ông: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 白头翁
Tên dùng trong đơn thuốc:
Bạch đầu ông.
Phần cho vào thuốc:
Rễ.
Bào chế:
Rửa sạch bùn đất ở rễ, cạo bỏ lớp lông tơ, thái khúc phơi khô, để sống dùng hoặc sao lên dùng.
Tính vị quy kinh:
Vị đắng, tính hàn. kinh: vị, đại tràng.
Công dụng:
Bài tiết nhiệt, lương huyết.
Chủ trị:
Chữa đi lỵ hiệp nhiệt, lý cấp hậu trọng (mo’t di nhưng dặn không ra), chữa chứng lỵ đỏ ra máu (xích lỵ), chữa tràng phong hạ huyết (phong tà nhiễm vào đại tràng, đi ra máu tươi), đồng thời có thể đắp trĩ ngoại bị sưng đau (thiên về huyết trì).
Ứng dụng và phân biệt:
1 – Bạch đầu ông vị đắng tính hàn, là thuốc đặc hiệu chữa xích lỵ. Vị thuổc này chữa xích lỵ có hiệu quả, ngoài tác dụng đắng hàn thanh nhiệt ra, còn có thể tuyên thông uất hỏa ở tràng vị, làm cho nhiệt độc có thể tán được, thanh được, vì vậy hiệu quả điều trị rất cao.
2 – Tính vị của Bạch đầu ông gần giống như Sài hồ.
Kiêng kỵ:
Trong huyết không có nhiệt tà, tả, lỵ thuộc hư hàn thì căm dùng.
Liều lượng:
Hai đồng cân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Bạch đầu ông thang (Thương hàn lúận phương) chữa nhiệt lỵ.
Bạch đầu ông, Hoàng bá, Hoàng liên, Tần bì, bốn vị trên cho nước vào sắc lên, bỏ bă, uống ấm.