Đại Tiểu kế: Tác dụng chữa bệnh, Kiêng kỵ và liều dùng – 大 薊
Tên dùng trong đơn thuốc:
Đại kế tiểu kế, Đại tiểu kế, Đại kế thán, Tiểu kế thán.
Phần cho vào thuốc:
Toàn thảo.
Bào chế:
Dể nguyên vị thuốc phơi kho trong râm, rửa sạch, thối nhỏ, dùng sống hoặc sao cháy thành than dùng, cũng cđ thể gia nát vắt lấy nước hòa uống.
Tính vị quy kinh:
Vị ngọt, tính mát. Vào bổn kinh: tầm, can, tiểu tràng, bàng quang.
Công dụng:
Phá huyết thông ứ, thoái nhiệt tiêu sưng.
Chủ trị:
1 – Chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, tiểu tiện ra máu.
2 – Chữa ung nhọt sưng đỏ, nhọt độc, hắc lào, lở ghẻ và bệnh lâm (đi đái buốt).
Ứng dụng và phân biệt:
Đại kế, Tiểu kế đều co’ thể tiêu nhiệt lương huyết, thông huyết ứ sinh huyết mới, nếu sao cháy thành than thỉ lại cố thể cầm được máu, người ta thường cũng dùng hai thứ một lúc. Hiệu lực cùa Đại kế mạnh, chẳng những thanh huyết nhiệt lại còn cố thể tiêu ung nhọt sưng đau. Hiệu lực của Tiếu kế kém hơn .chuyên thanh nhiệt ở phàn huyết chứ không tiêu được ung nhọt.
Kiêng kỵ:
NẾU tỳ vị hư hàn và không có huyết nhiệt ứ trệ thì cấm dùng.
Liều lượng:
Một đồng cân dến năm đông cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Tiểu kế ẩm (Tế sinh phương) chữa hạ tiêu kết nhiệt, đi đái ra máu Tồi biến thành đi đái buổt. Rễ tiểu kế, Sinh địa hoàng, Hoạt thạch, Thông thảo, Sinh bồ hoàng, Ngẫu tiết (ngố sen – củ sen), Đạm trúc diệp, Đương quy, Sinh chi tử, Cam thảo, giã thái ra, cho một bát nước vào sắc lên còn lại tám phần, uống ấm vào lúc đói.
Tham khảo:
Bài Thập hôi hoàn thường dùng để chữa các chứng huyết (Đại kế, Tiểu kế, Ty miên, bông tơ), Huyết dư (tóc), Tông lư (vỏ bẹ cây cọ), Trắc bá, Liên phòng (gương sen), Thiến thảo, Bồ hoàng, Đan bì, trọng lượng bằng nhau, sao đen tồn tính, lấy nước ngo’ sen trộn vào làm viên, lấy Đại tiểu kế làm chủ lực.