Cây Mía (Cam Giá): Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 甘蔗
Tên dùng trong đơn thuốc:
Cam giá, Cam giá chấp (nước mía), Cam giá bl (vò mía).
Phần cho vào thuốc:
Cây mía.
Bào chế:
Rửa sạch dùng tươi sống.
Tính vị quy kinh:
Vị ngọt, tính bình. Vào bốn kinh phế, vị, can, tỳ.
Công dụng:
Thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân dịch, khỏi khát.
Chủ trị:
– Điều hòa vị khí (hòa Trung), trợ tỳ, tiêu đờm, chữa ho, đồng thời có thể rã được rượu.
– Chữa thiếu dịch vị, miệng khô ráo ít nước bọt.
Ứng dụng và phân biệt:
Nước mía ngọt lành, ép lấy nước cổ thể nấu thành đường. Đường trắng gọi là đường kính trắng hay đường cát trắng, đường rắn như đá gọi là đường phèn, đường có mầu đỏ sẫm gọi là đường đỏ. Công dụng đường đỏ như đường trắng, nhuận phế bổ tỳ, điều hòa huyết thì dùng đường đỏ là tốt.
Kiêng kỵ:
Người hay đầy bụng đi ia chày không được ăn.
Liều lượng:
Ba đồng đến năm đồng cân. Nấu đặc thi h cao, dùng đường thì không kê.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Ngu chẫp ẩm (ôn bệnh điều biện phương), chữa ôn bệnh khát nước, nôn nước bọt trắng, dính nhép không trơn.
Lê chấp (nước quà ìê), bột Tề chấp (nước củ Mã thầy), Tiên vĩ hành chấp (nước lau sậy tươi), Mạch đông châ’p (nước Mạch môn), Ngẫu chấp (nước Ngó sen) hoặc dùng nước mía.
Lượng dùng bao nhiêu cân nhắc theo yêu cầu, hòa đều uống nguội, không thích uống nguội, thì nấu lên uổng nóng.
Tham khảo:
Ăn nhiều mía thì trợ nhiệt, hại rông sinh trùng.