Dưa Hấu ( Tây Qua): Tác dụng chữa bệnh, Kiêng kỵ và liều dùng – 西瓜
Tên dùng trong đơn thuổc:
Tây qua, Tây qua thúy y, Tây qua sương.
Phần cho vào thuốc:
Ruột dưa, vỏ dưa.
Bào chế:
Nước dưa hấu không phải bào chế gì cả. Tây qua thúy y là gọt lấy lớp vỏ xanh ngoài quả dưa. Tây qua sương là khoét một lỗ nhò ở trên đàu quả dưa, cho Huyền minh phẫn vào trong r&i lấy miếng dưa đã khoét ra đậy kín lại, treo ở chỗ thoáng gio’, sau vài ngày mật ngoài quả dưa tiết ra một lớp sương tráng, lấy đtí mà dùng.
Tình vị quy kinh:
Vị ngọt, nhạt, tính hàn. Vào bổn kinh: tâm, phế, tỳ, vị.
Công dụng:
Chống nắng, chữa khát, lợi tiểu tiện.
Chủ trị:
Thanh giải cảm nắng vào kinh Dương minh và bệnh nhiệt khát nước nhiều, phiền táo, dẫn nhiệt bài tiết theo đường tiểu tiện.
Ứng dụng và phân biệt:
Nước cùi ruột dưa hấu chuyên thanh thử nhiệt (nắng nóng) ở phố vị, có tên gọi là Thiên sinh Bạch hổ thang (bài bạch hổ thiên nhiên, không phải do người lập ra). Vỏ dưa hấu có thể giải được nóng ở vùng bì phu. Lớp sương trắng của quả dưa thổi vào chữa họng sưng đau có hiệu quả.
Kiêng kỵ:
Ăn nhiều tốn thương tỳ, trợ thấp, người có hàn thấp thì kiêng.
Liều lượng:
Cùi ruột dưa ăn bao nhiêu là tùy ý. Ve dưa thì dùng từ hai đồng cân đốn một lạng. Lớp sương trắng ngoài quả dưa làm thuốc thổi, mỗi lần dùng một ít.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Thanh lạc ẩm (ôn bệnh điều biện phương) chữa chứng thử ôn vào kinh Thủ thái âm sau khi đã được phát hãn, chứng thử đã giảm bớt, song đầu còn hơi căng mắt mờ nhìn không rõ, dư tà chưa giải hết: Diềm lá sen tươi, Ngân hoa tươi, vỏ dưa hấu, Hoa biển đậu tươi (đỗ ván), Vỏ quả mướp, Búp măng non tươi, cho hai bát nước sắc còn lấy một bát, ngày uống hai lần.
Tham khảo:
Dưa hấu là thứ giải nắng rất hay, thường dùng trong bài thuốc chống nóng nắng mùa hạ.