Đan Bì: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 丹皮
Tên dùng trong đơn thuốc:
Đan bì, Mẫu đan bì, Phấn đan bì. Sao đan bì, Đan bì thán (đan bì sao cháy).
Phần cho vào thuốc:
vỏ rễ.
Bào chế:
Dấp nước rê cây Đan bì rồi ử cho mềm đều, bóc lấy vỏ bỏ lõi, thái phiến phơi khô, dùng sóng, sao rượu đề’ dùng hoặc trộn với rượu rồi hấp lên, hoặc sao cháy để dùng.
Tính vị quy kinh:
Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Vào ba kinh tâm, can, thận.
Công dụng:
Thanh huyết nhiệt (làm mát máu nóng) tán ứ huyết.
Chủ trị:
- Nhiệt tà thuộc bệnh ôn nhiệt vào phần dinh, phát ban, kinh giật, và thổ huyết, đổ máu cam, đại, tiểu tiện ra máu.
- Chữa kinh nguyệt bế tắc, trưng hà (báng hòn báng cục), ung, ruột, ung nhọt thuộc về ứ huyết đình trệ.
Ứng dụng và phân biệt:
Thuổc lương huyết (mát máu) nói chung phần nhiều là đắng hàn, thiên về chỉ huyết.Thuốc hoạt huyết phàn nhiều là cay ôn thiên về khứ ứ. Duy chi có Mẫu đơn bì hàn lương tân tán, không những có thể lương huyết đươc, mà còn hoạt huyết, làm cho huyết lương (mát) mà không ứ tụ lại, huyết hoạt mà chảng vọng hành (đi bừa), cho nên là vị thuốc chủ yếu của phần huyết. Lấy loại dầy thịt là tốt.
Kiêng kỵ:
Nếu nhiệt ở phần khí hoặc tỳ vị hư hàn ỉa chảy thì cấm dùng.
Liều lượng:
Một đồng năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Đại hoàng mẫu đơn thang (Kim quỹ yốu lược phương) chữa trăng ung (ung ruột) bụng dưới bị trướng ấn vào’ là- đau buốt, tiểu tiện tự đi được, luôn luôn phát nhiệt, hay ra mồ hôi, lại sợ lạnh, mạch trì khẩn, chưa mâng mủ thỉ cồ thể dùng bài thuốc này để hạ và tiêu đi.
Đại hoàng, Mẫu đơn bì, Đào nhân, Đông qua tử (hạt bí đao), Mang tiêu. Bốn vị trên (sách nói nãm vị trên thì vị Mang tiêu khồng thể sắc sau được) cho nước vào sắc lên rồi bò bã, cho Mang tiêu vào sau lại đun sôi lên, chia ra uống làm mấy lần.