THÔNG THẢO LÀ GÌ ?
通草
Tên dùng trong đơn thuốc:
Thông thảo, Phương thông thảo, Bạch thông thảo, Thông thoát mộc, Xuyên phương thông, Thông thảo ty, Hoa phương thông, Giáng thông thảo, Hồng thông thảo.
Phần cho vào thuốc:
Ruột lõi cây
Bào chế:
Thái phiến nên dùng sống.
TÍnh vị quy kinh:
Vị ngọt, đạm, tính bình. Vào hai kinh phế, vị.
Công dụng:
thanh giáng, nhiệt tà ở phế và vị, thông lợi thủy thấp ở bàng quang
Chủ trị:
–Lợi tiểu tiện, thông đái nhắt, trừ thủy thũng, tả phế nhiệt.
-Chữa bí đái, thúc đẻ nhanh, về sữa, thông kinh nguyệt.
ứng dụng và phân biệt:
-Công dung của Thôrig thảo tương tự với Mộc thông, nhưng không cổ vị đắng, sức bài tiết giáng hạ chậm mà không tổn hại gì về sức công phạt. Tuy thông lợi thủy đạo mà không tổn thương chân âm, song chữa những chứng ủng tầc, bí kết thì công hiệu không nhanh như Mộc thông.
-Xuyên phương thông đạm.(nhạt), sức thấm tương đối lớn. Phần chung quanh Phương thông thái ra không đều, gọi là thông thảo ty sức thấm rất yếu, nhuộm qua tinh giáng thủy gọi là Giáng (màu đỏ) thông thảo, vào phần huyết, có thể điều kinh, đầu nhọn của Thông thảo tròn mà nhỏ, có thể đi tới âm khiểu (đường đi tiểu tiện), khỏi đau ngọc hành.
-Mộc thông vị đáng, đắng có thể thanh hóa thấp nhiệt. Thông thảo vị đạm,đạm c<5 thể thấm được thẫp. nhiệt. Một vị thl thiên về thực, một vị thì thiên về hư. Trên gọi tuy gần giống nhau, nhưng tính lại hoàn toàn khác nhau.
Kiêng kỵ:
Người hạ khiếu thồng lợi rồi thl phải thận trọng khi sử dụng
Liều lượng:
Tám phân áen xột đồng cân năm phân
Bài thuốc ví dụ:
Bài thông thào thang (thẩm thị phương) chữa mọi chứng lâm (thạch lâm, khí lâm , cao lâm, lao lâm, huyết lâm. Thông thảo, Cát linh, Cù mạch, Hoa phấn, Sài hồ, Mộc thông, Thanh bì, Bạch chỉ, Xích thược, Liên Kiều, Cam thảo, cho nước vào, sắc lên xuống.