Châm cứu viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuổi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ.

Có nhiều loại viêm khớp, thường gặp trên lâm sàng là viêm khớp thấp, viêm khớp dạng thấp và viêm xương – khớp.

Viêm khớp thấp hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20) có tiền sử viêm nhiễm đường hô hấp trên. Ở giai đoạn cấp tính thường kèm các triệu chứng sốt, đổ mồ hôi và mệt mỏi khó chịu. Đặc điểm là có từng đợt tổn thương cấp tính di chuyển ở những khớp lớn, biểu hiện sưng, đỏ, nóng, đau; có khuynh hướng tiến triển kịch phát và gây tổn thương tim. Có những nốt và quầng ban đỏ xuất hiện quanh khớp. Bệnh thường tái phát, nhưng không để lại di chứng tổn thương tại các khớp bị bệnh. Xét nghiệm cận lâm sàng thấy tốc độ lắng máu nhanh và chất antistreptolysin “O” tăng cao.

Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuổi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ. Trong thể này, triệu chứng viêm khớp ở giai đoạn đầu cũng giống như triệu chứng của viêm khớp thấp; Tốc độ lắng máu nhanh, antistreptolysin “O” tăng cao. Bệnh thường xuất hiện ở các khớp nhỏ, tổn thương đối xứng, sưng đau và vận động bị hạn chế. Ở giai đoạn sau, có hiện tượng teo cơ, khớp biến dạng, khả năng co duỗi khớp hạn chế và vận động giảm sút.

Trong một số trường hợp, bệnh xâm nhập vào khớp cùng – chậu, lan dần đến cột sống, sau đó đến khớp háng. Dấu hiệu lâm sàng: cứng cột sống và giảm vận động, đau khi gõ lên khớp cùng – chậu; ấn vào khung chậu sẽ có phản ứng dương tính. Vào giai đoạn sau, có thể bị cong cột sống, cuối cùng bị cứng khớp hoàn toàn. Kiểm tra X.quang trong giai đoạn đầu có hiện tượng mất chất vôi ở phần ngoài của xương và tập trung chất hoạt dịch ở các khớp; qua giai đoạn sau, các khe khớp hẹp lại và có trạng thái thoái hoá xương, ổ khớp bị huỷ hoại.

Viêm xương – khớp thường được gọi là viêm khớp tăng sinh hay viêm khớp người già, bệnh nhân thường trên 40 tuổi. Tổn thương thường xảy ra ở các khớp cột sống thắt lưng, cổ, khớp háng, đầu gối và các khớp ngón tay. Kiểm tra đau và cứng khớp, tình trạng này sẽ giảm dần khi vận động tích cực vào buổi sáng, nhưng lại tăng lên khi mệt mỏi, rồi lại thuyên giảm khi được nghỉ – ngơi.

Ngoài ra, còn có viêm khớp có mủ, và viêm khớp do lao: châm cứu không có tác dụng, vì thế không trình bày chi tiết.

Điều trị:Dùng huyệt cục bộ và huyệt xa theo tuần hành kinh mạch: kích thích vừa phải hoặc mạnh. Châm và cứu có thể cùng áp dụng, hoặc dùng bầu giác sau khi châm. Bệnh nhân có sốt không được cứu.

Chỉ định huyệt:

Chi trên Kiên trung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Bát tà (kỳ huyệt).

Chi dưới: Hoàn khiêu, Độc ty, Dương lăng tuyền, Huyền chung.

Túc tam lý, Giải khê, Khâu khư, Bát phong (kỳ huyệt).

Đau cột sống: Huyệt Hoa đà hiệp tích tương ứng (kỷ huyệt), Á môn, Ân môn.

Đau khớp hàm dưới: Hạ quan, Thính hội, Hợp cốc.

Ghi chú: Trong giai đoạn viêm khớp cấp tính, châm cứu mỗi ngày một lần. Trường hợp mạn tính, điều trị cách nhật, lưu kim 15 – 29 phút. Khuyên bệnh nhân tập cử động khớp bị bệnh để chóng được hồi phục.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.