Phù tà chi sinh dã, hoặc sinh vu âm, hoặc sinh vu dương. Kỳ sinh vu dương giả đắc chi phong vũ hàn thứ (1). Kỳ sinh vu âm giả, đắc chi ẩm thực cư xử, âm dương hỷ nộ(2). (Tô’ vấn : Điều kỉnh luận)
c- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Phàm tà khi gây bệnh ở người, hoặc ở phần âm, hoặc khí bị uất bên trong thì người phát sốt phiền muộn. Thường khi hàn khí thắng thì dương khí tất suy, vị khí yếu nên ăn uống sút kém, nhiệt khí thắng thì âm khí tất bị lấn át, tân dịch hao tổn, cơ bắp teo róc, cho nên khiến cho người bệnh bổng nhiên rét run, không ăn uống được, đó gọi là bệnh hàn nhiệt.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Nhiệt trung : Bệnh danh chỉ phong tà xâm nhập vào cơ thể người, do tâu lý bít kín, tà khí không ra được ngoài, có biểu hiện triệu chứng mắt vàng.
(2) Hàn trung : Bệnh danh chỉ cơ thể vốn dương hư, phong tà nhập vào người, khiến dương khí tiết ra ngoài, bệnh chứng biểu hiện nội hàn.
(3) Thiên khô Bệnh danh, chỉ di chứng-trúng phong bán thân bất toại.
(4) Thột lật Vương Băng chú :“Dáng vẻ lạnh run”.
A- NGUYÊN VĂN :
Phong khí dữ dương minh nhập vị, tuần mạch nhi thượng chí mục nội xế (1), kỳ nhân phi tắc phong khí bất đắc ngoại tiết, tắc vi nhiệt trung nhi mục hoàng; Nhân sấu tắc ngoại tiết nhi hàn, tắc vi hàn trung nhi khấp xuất(2). Phong khí dữ thái dương cụ nhập, hành chư mạch du, tán vu phân nhục chi gian 131, dử vệ khí tương can, kỳ dạo bất lợi, cố sử cơ nhục phẩn sân(4),nhi hữu dương(5), vệ khí hữu sở ngũ tạng(6)nhi bất hành, cô’ kỳ nhục hữu bất nhân dân (7). Lệ giả, hữu vinh khí nhiệt hủ (8), kỳ khí bất thanh, cố sử kỳ tỷ trụ hoại nhỉ sắc bại, bì phu dương hội, phong hàn khách vu mạch nhi bất khứ, danh viết lệ phong(9), hoặc danh viết hàn nhiệt. (Tố vấn : Phong luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Phong tà xâm nhập kinh Dương minh vào dạ dày, theo kinh mạch đi lên đến khóe mắt, nếu bệnh nhân béo phì, tấu lý bế chặt, phong tà không tiết ra ngoài được, uất kết hóa nhiệt thành chứng nhiệt trung mắt vàng. Nếu bệnh nhân người gầy yếu thì tâu lý sơ hở, dương khí sẽ dễ bị tiết ra ngoài và cảm thây ớn lạnh, đây là chứng hàn trung, hay chảy nước mắt sống.
Phong tà xâm nhập kinh Thái dương của người và từ vai đi xuống qua lai giữa các du huyệt của ngũ tạng lục phủ, phân bủa ở giữa các sớ thịt và chạm trán với vệ khí, khiến đường tuần hoàn của vệ khí bị tắc nghẽn, tà khí ùn tắc ứ đọng làm cho cơ bắp sưng trướng thành chứng sang lở. Đồng thời do vệ khí bị tà khí ngăn chặn, sự vận hành bị ngưng trệ nên khiến cho cơ bắp tê dại cấu không biết đau.
Lệ phong là do phong tà xâm nhập vào kinh mạch và dinh khí hóa nhiệt, huyết mạch bị thối lở, khiến dinh khí hóa đục, rối loạn, nên sống mũi sụp gãy, sắc mặt bại hoại, da thịt lở lói. Bệnh này là do tà khí phong hàn xâm nhập lưu lại trong huyết mạch gây nên, cho nên gọi là lệ phong, hoặc gọi là chứng hàn nhiệt.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Xế : Khóe mắt.
(2) Khấp xuất : Khấp là khóc thút thít. Ý nói chảy nước mắt sông.
(3) Phân nhục chi gian : Chỉ giữa các sớ thịt.
(4) Phẫn sân Sưng trướng.
(5) Dương Sang lở.
(6) Ngưng : Ngưng đọng.
(7) Nhục hữu bất nhàn dã :Bắp thịt tê dại.
(8) Phu Đồng nghĩa hủ bại, thôi rữa.’
(9) Lệ phong Bệnh phong (cùi).
E- LỜI BÀN :
Hai đoạn kinh văn trên chỉ rõ, phong tà là đầu mối của trăm bệnh. Phong tà xâm nhập vào cơ thể con người theo thời lệnh qua nhiều con đường, do bộ phận bị cảm nhiễm có nông có sâu, nên bệnh cơ, chứng trạng của từng loại bệnh có khác nhau, như có cái thuộc chứng hàn nhiệt, có cái thuộc chứng hàn trung, hay chứng nhiệt trung, thiên khô vv…Đoạn văn cuối mô tả chứng bệnh lệ phong cho thấy nền y học Đông phương từ xa xưa đã có những nhận thức về nguyên nhân gây bệnh, về bệnh chứng, bệnh lý của bệnh phong, đồng thời nói rõ đó là phong tà truyền vào người mà thời nay y học hiện đại đã xác định đó là loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hansen gây nên.