Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ

心與年月日

Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ
Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ

Trên mối quan hộ của Tâm với tự nhiên, ngoài sinh lý và bệnh lý của Tâm tuỳ theo bốn mùa di chụyển mà xuất hiện tính biến hoá quy luật, tuỳ theo biến hoá của năm tháng ngày giờ, cũng sẽ thay đổi biểu hiện ra tính tiết luật.

1- Tâm với năm:

Tâm là tạng hoả, mà có những năm khác nhau, có thể quy thuộc vào ngũ hành khác nhau. Do bởi trời và người có quan hộ tương ứng với ngũ hành sinh khắc chế hoá, ở trong những năm khác nhau, sinh lý và bệnh lý của Tâm cũng có chỗ khác nhau.

Những năm bình khí hoả vận như: Mậu Thìn, Mậu tỵ, Quý tuất, Quý hợi dương khí thịnh, cả năm khí hậu thiên về nhiệt, trong tạng phủ con người tương ứng với Tâm, biểu hiện là Tâm khí bình thường. Như thiên Ngũ thường chính đại luận sách Tố Vấn nói: “Gặp những năm Thăng minh, đứng vị trí chính dương, thì khí hậu nóng nực, thời lệnh nóng thì Tâm tàng”.

Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ
Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ

Những năm hoả vận thái quá như: Mậu thìn, Mậu dần, Mậu tý, Mậu tuất, Mậu thân, Mậu ngọ khí hậu viêm nhiệt, theo tạng phủ của cơ thể để nói thì Tâm khí thiên ứng, do đó bệnh tật đa phần là bệnh Tâm. Cho như thiên Khí giao biến đại luận sách Tố Vấn nói: ”Năm hoả vận thái quá, viêm thử lưu hành… huyết tràn ra ngoài và dồn xuống… nặng thì trong ngực… nói sảng phát cuồng”.

Những năm hoả bất cập như: Quý dậu Quý mùi, Quý tỵ, Quý mão, Quý sửu, Quý hợi tự nhiên hậu thiên về hàn lạnh, Tâm dương trong cơ thể con người tường đối bất túc, Tâm dương thúc đẩy huyết vận hành vô lực, huyết mạch lưu hành bị chướng ngại, thì đa phần thấy bệnh tật là chủ yếu; Tâm khí tương ứng bất túc, sở đĩ trên lâm  sàng hiện tượng trái thường xuất hiện thần mất làm chủ. Cho nên thiên Khí giao biến đại luận sách Tố Vấn nói: “Năm hoả bất cập, hàn khí tràn lan, người dân mắc bệnh đau ngựời, đau sườn, đầy chướng, thăn lưng, bả vai và phía trong hai cánh tay đau, uất mạo mông muội, đau vùng Tim và mất tiếng đột ngột…”.Thiên Ngũ thường chính đại luận sách Tố Vấn nói: “Các năm phục minh thì gây đau, nếu về tạng là thuộc Tâm,mắc bệnh mê muội, hay quên…”

Những năm tuế kim thái quá như: Canh ngọ, Canh thìn, Canh dần, Canh tý, Canh thân, Canh tuất lấy khí hậu thiên vẻ mát mẻ làm đặc điểm là do bởi “Thắng phục, tuế kim thái quá thì hoả khí quay trờ lại, ở trên khí hậu biến hoá có thể xuất hiện nhiệt ở bệnh lý thì Tâm có sự biến hoá đặc biệt. Cho nên thiên Khí giao biến đại luận sách Tố Vấn nói: “Năm tuế kim thái quá, táo khí lưu hành… vai lưng đau”.

Những năm kim vận bất cập như: Ất sửu, Ất hợi, Ất dậu, Ất mùi, Ất tỵ, Ất mão tự nhiên khí hậu thiên về viêm nhiệt, theo thân thể tật bệnh mà nói cũng đa số là thấy bệnh về Tâm, Thiên Khí gịao biến đại luận sách Tố Vấn lại nói: “Năm tuế kim bất cập, viêm hoả lưu hành… người dân mắc bệnh đau vai lưng nặng, hắt hơi và đại tiện ra máu, lở mồm thậm chí đau vùng Tim”.

Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ
Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ

Những năm tuế thuỷ thái quá như: Bính dần, Bính tý, Bính tuất, Bính thân, Bính ngọ, Bính thìn hàn khí lưu hành khí ổn giảm đi, theo thân thể bệnh tật xem ra cung đa số thấy là bệnh ở Tâm.

2 – Tâm với tháng:

Tâm quan hệ với tháng, chủ yếu thể hiện hiên quan hệ Tâm với bốn mùa, một năm có bốn mùa cộng lại là 12 tháng. Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi một quý lại có 3 tháng. Từ khí hậu để xem (chủ yếu là khí ôn) mùa xuân khí hậu ấm dần, mùa hạ khí hậu nóng nực, mùa thu khí hậu mát mẻ, mùa đông khí hậu hàn lạnh; Theo tạng phủ của con người để xét, Tâm chủ về dương khí. Viêm nhiệt thuộc dương,người và trời tương ứng với nhau, cho nên theo tháng đầu của mùa xuân thì Tâm khí mạnh dần; Đến 3 tháng mùa hạ Tâm khí dã đạt đến thịnh vượng. Tới 3 tháng mùa thu, khí hậu chuyển mát mẻ, Tâm khí cũng sẽ thu liễm. Đến 3 tháng mùa đông là tháng rét lạnh, Tâm khí cũng tương ứng yếu dần, bệnh lý của Tâm cũng phản ứng biến hoá khác nhau và theo từng tháng cũng có khác nhau. Ví dụ như: Tật bệnh tạng Tâm thuộc hư hàn, thì mùa đông giá lạnh biểu hiện càng vô cùng nghiêm trọng, mà các tháng mùa hè nóng nực biểu hiện rất nhẹ. Cho nên thiên Tạng khí pháp thời luận sách Tố Vấn nói: “Bệnh tại Tâm, thời tại mùa Trưởng Hạ, Trưởng Hạ không khỏi, nặng về mùa Đông, mùa Đông không chết, rằng rai đến mùa Xuân và sẽ lại phát vào mùa Hạ”.
Bệnh chứng thực nhiệt của Tâm, ở mùa hạ nóng nực thì hay gặp, ở vào những tháng mùa đồng giá lạnh thì tương đối là ít gặp, đấy chủ yếu là do mùa hạ dương khí thịnh, Tâm dương trong cơ thể tương đối đầy đủ, nếu như gặp nhân tố bệnh lý ngoại lai, phần nhiều là theo dương hoá nhiệt mà có chứng thực nhiệt, cho nên các tháng mùa hạ thường gặp các chứng như: Tâm hoả bốc lên, miệng lưỡi lở loét, mọc mụn và Tâm hoả dồn xuống Tiểu trường làm cho tiểu tiện xẻn đỏ, buốt và ra máu.

Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ
Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ

3 – Tâm với ngày:

Tâm với mỗi một ngày khác nhau, về sinh lý và bệnh lý cũng có chỗ khác nhau. Thiên Tạng khí pháp thời luận sách Tố Vấn nói: “Xét ở thập thiên can để biết ngày, tức là ngày: Giáp Ất, Bính Đinh, Mậu Kỷ, Ganh Tân, Nhâm Quý. Ngày Giáp Ất dương khí mớí sinh, ngày Binh Đinh dương khí vượng dần, ngày Mậu Kỷ dương khí thịnh vượng, ngày Canh Tân dương khí mới suy, ngày Nhâm Quý dương khí rất yếu, mà dương khí ở trong Tâm lại tương thông với dương khí ở trong ngày và biểu hiên ra quá trình từ yếu đến mạnh và từ: thịnh đến suy. Như thiên Tạng khí pháp thời luận sách Tố Vấn nói: “Bệnh của Tâm khỏi ở ngày Mậu Kỷ, ngày Mậu Kỷ không khỏi thì tăng ở ngày Nhâm Quý. Ngày Nhâm Quý không chết sẽ dằng
dai sang ngày Giáp Ất và mắc lại vào ngày Bính Đinh”. Cũng là nói ngày Mậu Kỷ dương khí thịnh, Tâm khí dồi dào, cho nên người mắc bệnh Tâm ngày ấy đa phần là được hoãn giải. Ngày Nhâm Quý dương khí rất yếu, Tâm khí cũng bất túc tương ứng, cho nên người mắc bệnh Tâm thường nặng vào ngày này. Ngày Giáp Ất là dương ở trong âm cho nên người mắc bệnh Tâm thường là dằng dai, đến ngày Bính Đinh dương khí thịnh dần, Tâm khí cũng mạnh lên cho nên người mắc bệnh Tâm ngày ấy cũng thấy đỡ hẳn. Thiên Thích nhiệt thiên sách Tố Vấn cũng nói; “Bệnh Tâm nhiệt thì năng về ngày Nhâm Quý”.

4 – Tâm với giờ:

Tâm là Thái dương ở trong dương, trong một ngày dượng khí tăng giảm tuỳ theo từng giờ, Tâm khí cũng có sự biến hoá như thế. Thiên Sinh khí thông thiên luận sách Tố Vấn nói: “Bởi dương khí, một ngày mà chỉ về bên ngoài thì giữa ngày khí của người sinh ra, cuối ngày dương khí đã suy, cửa ngõ của khí đã đóng”. Thiên Doanh vồ sinh hội sách Linh Khu cũng nói: “Giữa ngày dương khí lên cao gọi là thăng dương, đêm âm trùng xuống gọi là trùng âm, sau nửa đêm là âm bình thường âm tận thì dương thụ khí, buổi chiều dương 懸ban đêm là dương tận mà âm thụ khí vậy”.  Vì thế Tâm khí con người ta vào giờ Tý rất yếu, sau đó lại mạnh dần lên cho đến giờ Tuất thì đạt đến cực thịnh và sau lại dần dần suy  giảm. Sở đĩ người mắc bệnh Tâm thường nhẹ vào giờ Mậu thìn, như Thiên Tạng khí pháp thời luận sách Tố Vấn nói: ”Bênh về Tâm ban ngày thì tỉnh táo, nặng vẻ nửa đêm, sáng ra lại yên tĩnh”.

Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ
Tạng Tâm với năm tháng ngày giờ

Theo “Trung y tạng tượng học”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.