TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN

0
128

 

 

TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN

心脏与自然

TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN
TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN

Con người tương ứng với giới tự nhiên, tất thảy các biến hoá tự nhiên đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người và phát sinh những biến hoá tương ứng. Chính như thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố Vấn nói: “Vị trí ở phía trên và dưới, con người sống vào khoảng giữa giao nhau, con người từ khí ấy mà ra, vạn vật cũng từ đó mà ra, Con người nhờ vào cái khí của trời đất bình thường mà sinh tồn, thiên Bảo mệnh toàn hình luận sách Tố Vấn nói: “Con người sinh ra nhờ vào cái khí của trời đất”, điều kiện biến hoá tự nhiên của trời đất, với sức khoẻ của con người và tật bệnh cũng liên quan mật thiết với nhau, trong đó cơ thể con người chịu ảnh hưởng của sự biến hoá thời tiết bốn mùa cũng khá là rõ rệt.

1 – Tâm với mùa hạ:

Con người với giới tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau, năm tạng tương ứng với âm đương của bốn mùa trong giới tự nhiên, mà trong đó Tâm tương ứng khí của mùa hạ. Cho nên thiên Lục tiết tạng tượng luận sách Tố Vấn nói:” Tâm là gốc của sự sống, là sự biến đổi của thần, là sự tươi tốt lên mặt, là sự đầy đủ của huyết mạch, là Thái dương ở trong dương, trùng với khí của mùa hạ. Tâm tương thông với mùa hạ, là bởi Tâm là dương tạng mà chủ về dương khí. Trời và người tương ứng với nhau, ở mùa hạ trong giới tự nhiên lấy hoả nhiệt làm chủ, ở cơ thể con người thì lấy Tâm tương ứng với Thái dương ở trong dương”.

TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN
TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN

Ở trong một năm, chủ vận trong ngũ vận dùng để nói lên cái quy luật bình thường biến hoá của khí hậu, bởi vì thời gian của mọi vận quý trong năm đểu cố đinh không thay đổi, biến hoá của khí hậu trong các mùa, về cơ bản hàng năm là giống nhau, cho nên gọi là chủ vận. Để tính toán chủ vận bắt đầu từ ngày đại hàn, bảy mươi ba ngày lẻ năm khắc là một vận tức là vận quý. Suy đoán theo thứ tự ngũ hành tương sinh. Thì mộc là sơ vận, hoả là vận thứ hai, thổ là vận thứ ba, kim là vận thứ tư, và thuỷ là vận thứ năm. Hàng năm cố định không thay đổi. Hoả vận bắt đẩu sau tiết xuân phân mười ba ngày qua các tiết Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, sau khi giao tam vận. Tương dương với mùa hạ của mỗi năm, hoả ở trời là nhiệt, ở người thì lấy đặc điểm của bệnh Tâm là nhiều hơn.
ở trong lục khí, Thiếu âm quân hoả là khí thứ hai, bắt đầu từ Xuân phân, qua các tiết Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, cho đến trước Tiểu mãn giao với khí thứ ba. Tương đương với cuối xuân đầu hạ hàng năm, khí hậu từ ấm chuyển sang nóng, tật bệnh phát sinh cũng phần nhiều là lấy bệnh Tâm làm đặc điếm, thiên Lục nguyên chính kỷ đại luận sách Tố Vấn nói: ” Khí Thiếu âm đến thì sinh ra cười.

Ý nói tức là mỗi năm trong một đoạn thời gian thuộc khí thứ hai, đó bởi khí hậu chuyển sang nóng, hoả khí thiên thắng, do đó đa phần thấy bệnh biến của Tâm, khí thứ ba là Thiếu dương tướng hoả,thời gian bao quát bốn tiết khí từ Tiểu mãn đến Tiểu thử, tượng đương với mùa hạ của mỗi năm, lúc này là sự biến hóa của khí hậu và bệnh tật lưu hành cũng là khí trời rất nóng. Đặc điểm là bệnh về Tâm, về thử nhiệt rất nhiều. Thiên Lục nguyên chính kỷ đại luận sách Tố Vấn nói; “Khí Thiếu dương đến thì ỉa chảy xối xả, cơ bắp máy động thì chết”. Tức là cái ý mùa hạ khí hậu viêm nhiệt, cơ thể con người dễ phát sinh các chứng ỉa chảy cấp tính hoặc trúng thử vậng quyết, đó là những bệnh chứng đều có thể định vị tại Tâm hoặc Can.

TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN
TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN

Có thể thấy, Tâm tương thông với khí của mùa hạ, là do bởi đồng khí tương cầu. Dương khí của Tâm ở mùa hạ khá thịnh vượng, hiểu được đó là một đặc điểm sinh lý, có thể giúp cho sự suy đoán phát sinh phát biến bệnh biến của tạng Tâm.

2- Tâm với mùa Xuân Thu Đông:

Tâm thuộc hoả, lấy dương khí làm tác dụng. Trong một năm, mùa Xuân thuộc mộc chủ về thăng phát, dương khí bắt đầu sinh, đến Hạ thì dương khí thịnh, mùa Thu thuộc kim chủ về túc sái và thu liễm, thì dương khí bắt đầu suy; Mùa Đông thuộc thuỷ chủ về ngưng đọng, thì dương khí suy cực. Do bởi trời và người tương ứng, sở dĩ mùa Xuân dương khí mới sinh thì biểu hiện Tâm khí vượng dần; đến mùa Hạ dương khí mạnh mẽ, Tâm khí rất vượng, mà mùa Thu dương khí mới suy, khì Tâm khí yếu dần, mùa Đông dương khí suy cực,Tâm khí cũng sẽ yếu hơn. Đó tức là mùa Xuân dương khí “Sinh”, mùa Thu dương khí ”Thâu”,mùa Đông dương khí “Tàng” dó cũng là sự biến hoá của Tâm khí tương ứng với bổn mùa xuất hiện sinh, vượng, thâu, tàng.

Tâm chủ về huyết mạch, tươi tốt lên mặt, dương khí ở trong Tâm theo sự tiêu trưởng của âm dương bốn mùa mà biến hoá, quan sát mạch đập và sắc mặt khác nhau có thể suy đoán được tình huống biến hoá của Tâm dương. Có người quan sát mạch tượng của người bình thường một năm có 24 tiết khí, kết qủa mạch tượng bình thường, vẻ mùa hạ hơi Hổng Đại, mùa đông hơi Trầm Tế, hai mùa Xuân Thu ở vào giai đoạn quá độ phân biệt vào thời gian cuối Hạ cho rằng dương khí ở trong Tầm với âm dương tiêu trưởng của bốn mùa cùng tương ứng, phù hợp với quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng”.

Mùa Hạ viêm nhiệt, dương khí dồi dào, đường mạch đầy đủ, khí huyết lưu lợi, để có xu hương ra biểu, cho nên mạch Hồng Đại dễ thấy, mùa Đông giá lạnh, đương khí bế tàng, hàn chủ về Thâu dẫn, khí huyết có xu thế vào trong cho nên mạch Trầm và Tế nhỏ; Đến hai mùa Xuân Thu bởi khí huyết đều ở chỗ hàn thử dễ đổi thay, âm dương ở vào giai đoạn quá độ trao đổi, khí ôn thay đổi quá lớn cho nên có thể xuất hiện nhiều loại mạch tượng, các nghiên cứu hiện đại nêu rõ huyết chảy ở đầu ngón tay về mùa đông giảm ít, về mùa hạ tăng lên kích thích lạnh vào bì phu dẫn đến phản ứng tại mùa xuân cao, mùa đông thấp. Làm thực nghiệm vào mùa Đông và mùa Hạ, ờ trong phòng ấm đều giữ được, giống nhau, nhưng phản ứng biểu hiện ra các loại khác nhau.

Ngoài ra, sắc mặt của người cũng tuỳ theo biến hoá của bốn mùa mà có chỗ khác nhau, chính như thiên Kinh lạc luận sách Tố Vấ nói: “Mầu sắc của dương lạc biến hóa tuỳ theo bốn mùa mà thể hiện”. Có thể nói biểu hiện thi quy luật của bốn mùa như mùa Xuân hơi xanh, Hạ hơi đỏ, trưởng Hạ hơi vàng, Thu hơi trắng, mùa Đông hơi đen. Tâm chủ về huyết mạch, tươi tốt lên mặt. Mầu đỏ là sắc của hoả, biến hoá theo sắc mặt có thể suy đoán về mùa Xuân dương khí trong Tâm mạnh dần, mùa hạ cực thịnh, mà từ Trưởng Hạ về sau suy dần, đến mùa Đông thì suy cực.

Dưới tình huống bệnh lý, Tâm với mùa Xuân, Thu, Đông có liên quan rất mật thiết. Tâm ở ngũ hành thuộc hoả mà mùa Xuân thuộc mộc, Thu thuộc kim, Đông thuộc thuỷ. Do bởi mộc có thể sinh hoả, thuỷ có khả năng khắc hoả. Sở dĩ Tâm trên tình huống bệnh lý có quan hộ mật thiết với mùa Xuân và mùa Đông. Tâm là tạng hoả, lấy dương khí làm tác dụng. Nếu như gặp mùa Xuân thuộc mộc, mộc có thể sinh hoả, thì Tâm dương được sự giúp đỡ của Xuân mộc, bệnh của Tâm không đến nỗi nặng hoặc là có hiện tượng chuyển biến tốt. Nếu như gặp mùa Đông thuộc thuỷ, thuỷ có khả năng khắc hoả, tức Tâm đương gặp cái hàn thuỷ cửa mùa đông xâm lấn, Tâm khí càng suy, bệnh Tâm càng, nặng, cho nên thiên Tạng khí pháp thòi luận sách Tố Vấn nói: “Bệnh ở Tâm khỏi ở mùa trường Hạ, trưởng Hạ không khỏi, nặng vào mùa Đông, Đông không chết rằng rai đến mùa Xuân, và lại mắc vào mùa Hạ”.

TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN
TẠNG TÂM VỚI TỰ NHIÊN

Theo “Trung Y tạng tượng học”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.