TẠNG TÂM VỚI MẶT VÀ LƯỠI
1. Tầm với mặt:
Tâm tươi tốt lên mặt, tươi tốt có nghĩa là vinh hoa tươi tốt sáng sủa, Đông y cho rằng, sự thịnh suy tinh khí của tạng phủ trong cơ thể, công năng mạnh hay yếu, có thể bộc lộ ra các tổ chức khí quan của cơ thể, tức là vẻ tươi tốt bộc lộ ra bên ngoài Năm tạng đều có sự tươi tốt. Tâm chủ huyết mạch, mà huyết mạch ở vùng mặt lại rất phong phú, khí huyết của toàn thân đều cư trú ở vùng mặt, thiên Tà khí tạng phủ bệnh hình sách Linh Khu nói: “Mười hai kinh mạch và ba trăm sáu năm đường lạc, khí huyết đều dồn lên mặt mà ra không khiếu.
Vì thế công năng của Tâm có bình thường hay không, và khí huyết thịnh hay suy đều có thể từ một bộ mặt biến hoá sắc trạch biểu lộ ra Như thiên Lục tiết tạng tượng luận sách Tốc Vấn nói: “Tâm tươi tốt lên mặt”. Thiên Ngũ tạng sinh thành thiên sách Tố Vấn cũng nói: ‘Tâm hợp với mạch, vẻ tươi tốt ở sắc”. Ở trạng thái sinh lý bình thường, Tâm thịnh vượng, huyết mạch dồi dào, thì vùng mặt tươi nhuận sáng sủa, lấp lánh có thần. Ở tình huống bệnh lý, nếu như Tâm khí bất túc, sẽ có thể thấy sắc mặt trắng bệch, tối trệ, thiếu máu, mạch Hư, sắc mặt không tươi; Huyết ứ mạch nghẽn, thì sắc mặt tím tái; Tâm kinh có nhiệt, có thể thấy sắc mặt đỏ hồng.
2. Tâm với lưỡi:
Tâm và Lưỡi với năm tang có liên hệ với nhau, mà quan hệ với Tâm lại càng chặt chẽ. Thiên Kinh mạch sách Linh Khu nói: “Đường biệt của Thủ Thiếu âm buộc vào gốc lưỡi” Bởi vì mạch lạc của Tâm kinh buộc vào gốc lưỡi, khí huyết của Tâm dâng lên làm tươi tốt vào lưỡi, từ đó mà công nàng sinh lý bình thường của lưỡi dược duy trì. Tâm khai khiếu ra lưỡi, tức là chỉ lưỡi là ngoại hậu của Tâm, là cái ý nói lưỡi là của Tâm.
Công năng của lưỡi chủ yếu là vị giác và tiếng nói, sở dĩ thiên Ưu khuể vô ngôn sách Linh Khu nói: “Lưỡi là cái máy âm thanh vậy”. Vị giác của lưỡi và công năng biểu đạt ngôn ngữ, lại được đưa vào công năng sinh lý Tâm chủ huyết mạch và Tâm chủ về thần chí. Nếu như công năng sinh lý của Tâm khác thường, có thể dẫn đến hiện tượng bênh lý như vị giác thay đổi và lưỡi cứng khó nói. Ở nên thiên Mạch Độ sách Linh khu nói: “Tâm khí thông lên lưỡi, Tâm hoả tức lưỡi có thể nhận biết được ngũ vị”.
Do bởi bề mặt của lưỡi không có da che đậy, huyết quản lại rất phong phú, từ đó theo sắc trạch của bản thân lưỡi có thể trực tiếp biết được sự thịnh suy của khí huyết và công năng mạnh yếu của Tâm chủ huyết mạch. Tâm khai khiếu lên lưỡi, là do thầy thuốc trời xưa thông qua trường kỳ đối với sinh lý cơ thể, quan sát hiện tượng bệnh lý mà đưa ra dược kết luận. Như thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn nói: “Tâm chủ vẻ lưỡi khai khiếu cuả Tâm là luỡi”. Ở trạng thái sinh lý, công năng bình thường của Tâm, thì thể lưỡi hồng trơn nhuận, mềm mại linh hoạt, vị giác cảm nhận nhậy bén, nói năng trôi chảy. Nếu như Tâm có bệnh biến, thì có thể theo thể chất của lưỡi phản ánh ra.
Nếu dương khí của Tâm bất tóc, thì chất lưỡi trắng nhại: và béo bệu; âm huyết của Tâm bất túc, từ chất lưỡi đỏ tía, teo quắt, Tâm hoả thượng viêm, thì chất lưỡi đỏ, thậm chí mọc mụn; Tâm huyết ứ nghẽn, thì chất lưỡi tím tối, hoặc có nốt ứ huyết. Tâm chủ về thần chí công năng khác thường, thì có thể biểu hiện lưỡi cứng, ngắn lưỡi, tiếng nói khó khăn hoặc mất tiếng.
Theo “Trung Y Tạng tượng học”.