VỌNG CHẨN NHÌN NGŨ SẮC
望五色
Wàng wǔsè
A- NGUYÊN VĂN :
Dĩ ngũ sắc mệnh tạng, thanh vi can, xích vi tâm, bạch vi phế, hoàng vi tỳ, hắc vi thận. Can hợp cân, tâm hợp mạch, phế hợp bì, tỳ hợp nhục, thận hợp cốt dã.
Trầm trọc vi nội, phù trạch vi ngoại, hoàng xích vi phong, thanh hắc vi thông. Bạch vi hàn, hoàng nhi cao nhuận vi nùng, xích thậm giả vi huyết, thống thậm vi luyến(1), hàn thậm vi bì bất nhân. Ngũ sắc các kiến kỳ bộ, sát kỳ phù trầm, dĩ tri thiển thâm, sát kỳ trạch yểu(2), dĩ quan thành bại, sát kỳ tán bác, dĩ tri viễn cận(3), thị sắc thượng hạ, dĩ tri bệnh xứ, tích thần vu tâm, dĩ tri vãng kim(4).Cô* tướng khí bất vi(5), bất tri thị phi, thuộc ý vật khứ, nãi tri tân cố(6), sắc minh bất thô, trầm yểu vi thậm, bất minh bất trạch, kỳ bệnh bất thậm. Kỳ sắc tán, câu câu nhiên(7),vị hữu tụ, kỳ bệnh tán nhi khí thống, tụ vị thành dã.
(Lỉnh khu : Ngũ sắc)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Ngũ sắc ứng với ngũ tạng, màu xanh thuộc tạng can, màu đỏ thuộc tạng tâm, màu trắng thuộc tạng phế, màu vàng thuộc tạng tỳ, màu đen thuộc tạng thận. Can phối hợp với gân, tâm phối hợp với mạch, phế phối hợp với da, tỳ phôi hợp với bắp thịt, thận phối hợp với xương cốt.
Sắc thâm tối sạm, đục là bệnh tại lý, tại tạng. Sắc nhạt, bóng láng hiện ra bên ngoài là bệnh tại ngoại, tại phủ. Thấy sắc vàng đỏ là thuộc chứng nhiệt, sắc xanh đen là thuộc chứng đau, sắc trắng là thuộc chứng hàn. Màu vàng bóng loáng là ghẻ lở nung mủ, màu đỏ sậm là có huyết ứ, đau quá thì gân hay co quắp, lạnh buốt thì da tê dại.
Ngũ sắc hiện ra trên các bộ vị, cần quan sát xem phù hay trầm để biết được bệnh nông hay sâu; nhìn, sắc láng nhuận hay khô cằn là có thể biết được bệnh lành hay dữ, nhìn sắc tản mác hay kết tụ là có thể biết được bệnh lâu ngày hay mới phát, nhìn sắc trên dưới để biết bộ vị của bệnh, tập trung tinh thần, quan sát kỹ lưỡng màu sắc là có thể biết được bệnh tình diễn tiến trước sau như thế nào. Cho nên nếu quan sát bệnh sắc không kỹ thì không sao nắm được bệnh tình hư thực, chỉ có chuyên chú không sao lảng thì mới hiểu được bệnh mới, bệnh cũ. sắc mặt sáng sủa mà không thô là bệnh không nặng lắm, sắc mặt không sáng sủa, sắc trạch không nhuận mà có vẻ trầm và sạm tôi là bệnh khá trầm trọng Nếu màu sắc tản mác mà không tụ lại ở một chỗ là thế bệnh sắp tiêu tan, chỉ có khí thống mà sẽ không thành bệnh tích tụ.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Thống thậm vi luyến Chữ luyến, chỉ gân co quắp.Ý nói đau quá thì gân hay co quắp.
(2) Sát kỳ trạch yểu Sát là quan sát phân biệt,
trạch là chỉ nước da nhuận, chủ bệnh nhẹ, yểu là sắc da sạm tôi, khô cằn, chủ bệnh nặng.
(3) Sát kỳ tán bác, dĩ tri viên cận Lý, Niệm Nga chú:“Tán mà không tụ là bệnh gần, bác mà không tán là bệnh xa”. Chữ bác ở đây có nghĩa là tụ lại.
(4) Tích thần vu tâm, dĩ tri vãng kim. Đây là chỉ quan sát sắc mặt phải tập trung tinh thần để biết bệnh tình diễn biến trước sau.
(5) Tướng khí bâ’t vi : Mã Thì chú:“Tướng là nhìn. Xem khí sắc mà không tinh vi thì không biết bệnh là thực hay hư”..
(6) Thuộc ý vật khứ, nãi tri tân cố : Thuộc ý, tức là chú ý Mã Thì chú:“Chuyên chú không hề sao lảng thì bệnh mới bệnh cũ ta đều hiểu rõ”.
(7) Kỳ sắc tán, câu câu nhiên Câu câu nhiên là vẻ tôt đẹp. Ý nói sắc bệnh tản mác mà không tụ lại ở một chỗ. vẻ mặt tươi tốt.
E- HIỆU ĐÍNH :
Câu:“Trầm yểu vi thậm”với câu dưới “kỳ bệnh bất thậm”hai câu này có thể bị đảo lộn, nên sửa lại là:“sắc minh bất thô, kỳ bệnh bất thậm, bất minh bất trạch, trầm yểu vi thậm”, như vậy mới hợp với ý nghĩa.