BẢN THẢO VẤN ĐÁP CÂU 17-20

17. Hỏi: Thuốc có vị đắng để tả Hỏa, phần nhiều sắc vàng, vì sao vậy ?

Đáp:Vàng là sắc của Thổ; theo lý của ngũ hành, thành công rồi thì lui; sắc của hỏa là đỏ, mà sinh thổ sắc vàng; như vậy sắc vàng sinh ra do hỏa khí lui lại. cho nên thuốc có vị đắng sắc vàng đều chủ làm lui hỏa. Nếu vị đắng mà sắc không vàng, thì lại có gồm tính khác. Cho nên HOA PHẤN sắc trắng, vị đắng mà có chất nước, thì công năng tả hỏa nhẹ, mà vào vị sinh tân dịch thì có sức lực nhiều. Huyền Sâm sắc đen vị đắng, thì công năng tả hỏa ít, mà công năng tư Thận nhiều. Đan bì sắc đỏ lợt vị đắng, thì thanh Tâm Hỏa mà vận hành huyết. THANH ĐẠI sắc xanh vị đắng, mà có chất nước thì thanh Can Hỏa mà dức được phong. Tóm lại, có vị đắng của hỏa, đều có tính hàn của Thủy. Xem qua bản thảo thì thấy rõ ràng, gần đây nhiều thầy thuốc ở xứ ta (đất Thục), nói rằng vị đắng đều có tính khô ráo, hỏa chứng lại phải kiêng kỵ. Không biết rằng lý thuyết đắng hóa khô ráo là gồm các thứ thuốc khô ráo, như THƯƠNG TRUẬT, CAN KHƯƠNG dùng chung với HOÀNG LIÊN thì táo (KHÔ RÁO). SINH ĐỊA, BẠCH THƯỢC dùng chung với Hoàng Liên đâu có táo được! Huống nữa, sáu khí trong thân thể, nhiệt (nóng) và hỏa (lửa) không giống nhau. Nhiệt là sức nóng của khí phần, cho nên thanh nhiệt làm bớt nóng) thì lấy THẠCH CAO, HOA PHẤN làm chủ để cho vào khí phần. Hỏa là huyết phần, cho nên tả hỏa, thì lấy Hoàng Liên, Hoàng Cầm làm chủ, để cho vào huyết phần.Chỉ biết dùng cam hàn ( vị ngọt tính lạnh) mà bỏ khổ hàn ( vị đắng tính hàn), thì thanh nhiệt được, mà không làm lui hỏa được. Bàn về thuốc nên biết lẽ đó.

18. Hỏi: Có vị đắng của hỏa, đều có tính hàn của thủy, thanh hỏa được. Tại sao Ngãi Diệp, Cố Chỉ, Ba Kích, Viễn Chí đều có vị đắng, mà đều bổ hỏa được ?

ĐÁP:Đắng cùng tột lại có tính của thủy. nếu đắng chút ít thì còn giử tính của hỏa, cho nên bổ hỏa được. Vả chăng trong chỗ ít đắng hẵn có cay ấm, không phải thuần đắng. Ngãi Diệp vị đắng mà khí ấm, lông nhỏ của nó cháy được, cho nên làm ấm can bổ hỏa. Cố Chỉ sắc đen mà hột cứng, thì làm ấm thận. Ba Kích sắc tía mà rễ chắc, thì làm ấm can. Viễn Chí hình rất nhỏ, cho nên vào Tâm, đèo thêm vị đắng, cũng vào Tâm, mà gồm cay ấm, cho nên bổ Tâm hỏa. Có mùi xen lẫn tức là có khí xen lẫn, không thể lấy thuần đắng mà bàn được.

19. Hỏi: Cay là vị của Kim. Tính của kim là thu, nay xét thuốc có vị cay đều chủ tán mà không chủ thu, là vì cớ làm sao ?

ĐÁP:Phàm khí vị của thuốc, có thể (thể chất) có dụng (công dụng), tương phản mà thật ra tương thành, cho nên có vị của kim, đều có khí của Mộc. Mộc khí đi lên, ví vậy vị cay không chủ thu mà chủ tán. Khí của Mộc ấm, trừ hàn được; KKhí của Mộc tán , trừ bế tắc được. Bạc Hà cay mà chất nhẹ, khí rất nhẹ bbốc lên; nhẹ thì khí nổi, chạy ra da lông, để tán khí lạnh; nhẹ bốc thì khí đi lên, đến đầu mặt để trừ phong hàn. TÂN DI (búp đa lông) ở trên ngọn cây, tính lên cùng tột, mà vị cay khí tán cho nên tán được phong hàn ở trong não, trong mũi, KINH GIỚI tính giống Bạc Hà, cho nên tán ở lông da, mà so với Bạc Hà chất nó chiềm, cho nên vào được huyết phần, tán cơ nhục. KHƯƠNG HOẠT, ĐỘC HOẠT rễ dài rất sâu, được thủy khí dưới đất mà lên sinh ra mầm tược, giống hình tượng kinh thái dương trong thân thể, mang dương trong thủy để phát ra kinh mạch , vị cay khí mạnh cho nên vào kinh thái dương, tán phong hàn của đầu cổ, ĐỘC HOẠT có sắc rất đen, cho nên vào thiếu âm để đến thái dương, tán được phong hàn của lưng cột sống. TẾ TÂN hình nhỏ sắc đen, cho nên vào kinh thiếu âm, cho nên trục được thủy ẩm. PHÒNG PHONG cay mà vị ngọt, cho nên vào Tỳ, tán phong hàn của cơ nhục. TỬ TÔ sắc tía vào huyết phần; cành nhánh của nó ở dưới chỉa ra bốn phía, thì tán tứ chi (hai tay hai chân); cành nhánh nó rỗng, có màng mỏng trắng, thì tán khí trong bụng; Hột nó cứng chắc, thì làm cho phế khí lưu hành đi xuống, để dẫn đờm đi. Đồng một vị cay, mà có rễ nhánh hột lá khác nhau. Xem xét tính nhẹ nặng, thăng giáng để phân biệt cách điều trị. QUẾ CHI tán được tứ chi, sắc vị giống như cành nhánh Tử Tô, mà Quế Chi cứng chắc hơn, cho nên Quế Chi gồm có công năng chạy vào gân cốt, Tô Nghạnh thì chỉ chạy vào cơ nhục thôi; NHỤC QUẾ so với Quế Chi vị lại đậm hơn, khí lại ngưng tụ hơn, vì vậy Mộc tính mạnh hơn; cay lắm thì ấm lắm, bổ ích Tâm hỏa được, là thứ thuốc đặc hiệu về Mộc sinh Hỏa; thật ra là thứ thuốc ôn Can; Can là mẹ của Tâm, Tâm hư thì bổ mẹ. Tâm Can đều quản lý huyết phần,cho nên Nhục Quế là thuốc cần yếu để ôn huyết. Trọng Cảnh dùng Nhục Quế trong Thận Khí Hoàn là để tiếp hỏa của Tâm Can về với Thận; cũng vì có Phụ tử, Thục địa, Phục linh khiến cho tính của Nhục Quế theo chúng vào Thận; như vậy là rất khéo dùng Nhục Quế, chứ không phải tự nó vào Thận. NHỤC QUẾ, QUẾ CHI đều là một thứ, mà dùng khác nhau là vì phân biệt hậu bạc để đi lên, đi xuống (thăng giáng). Hễ có vị cay, đều có ôn tính của Mộc. Quế chính là Mộc, mà được tính ôn (ấm), cho nên là vị thuốc ôn Can chính đáng. NGÔ DU, TIỂU HỒI đều được khí cay ấm của Mộc. ĐÀI Ô là rễ cỏ, tự vào hạ tiêu; TIỂU HỒI HƯƠNG là hột cỏ, tính của hột, đều chủ đi xuống, cho nên hai vị thuốc đó đều làm ấm được hạ tiêu, Bào Cung và Bàng Quang. NGÔ DU cay mà hơi đắng, hột lại có tính đi xuống, cho nên chủ về giáng thủy âm, làm lưu hành trệ khí. CỐ CHỈ, CỬU TỬ đều có sắc đen mà ấm, đen là sắc của Thận thủy, hột lại chủ trầm giáng cho nên hai thứ đều ôn Thận được. PHỤ TỬ sinh ở dưới rễ, không giống với cành, lá, da, hột cho nên không vào trung thượng tiêu; sắc thuần đen, mà vị cay nóng, mang khí dương sinh ra trong quẻ Khảm một mình theo vào hạ tiêu, phò bổ dương khí, cực dương, cực âm đều có độc, Phụ tử nóng, vì lấy tính thuần dương của quẻ Khảm, có thể rất độc, tính của Phụ tử và Nhục Quế không giống nhau. Nhục quế bổ Hỏa, mang hỏa khí của địa nhị Phụ Tử trợ nhiệt, nhiệt sinh ở trong thủy, là được dương của thiên thủy cho nên PHỤ TỬ thuần vào khí phần để trợ dương, là thứ thuốc của thận và bàng quang. Hơ lửa thì vô hại, độc của dương trong thủy, gặp lửa thì tan. Cũng là ý nghĩa âm dương dẫn nhau. Ngày nay người ta lấy muối ướp để khử độc khiến cho tính của Phụ Tử không còn nguyên thủy là không đúng phép. phàm thuốc ấm đều mang Mộc khí, nhưng PHỤ TỬ mang dương trong thủy, là vị thuốc chính để ôn Thận đạt dương. Vì mang Mộc hỏa, là được hỏa của địa chi mang dương trong thủy, là được thiên nhất chi dương .

20.Hỏi:Tính của Mộc là tán, sao lại vị chua, mà chủ thu ?

Đáp:Đó cũng là tương phản tương thành, lý về Kim Mộc giao hợp. Được vị của Mộc đều được tính của Kim. Vì vậy vị chua, đều chủ thu liễm. NGŨ VỊ TỬ chủ trị khí nghịch lên ho. Vì khí xuất ở dưới rốn, trong bào thất khí hải, theo Xung mạch mà lên vào Phế. Bào thất là chổ Can thống quản, nếu Can lạnh, thì khí của Bào cung và của Xung mạch mang thủy ẩm lên xông vào Phế sinh ra ho suyễn, nếu Can nóng, thì khí của bào cung và của xung mạch mang hỏa đó theo lên xông vào phế, sinh ra ho suyễn. NGŨ VỊ chua liễm Can Mộc làm cho Mộc khí thu vào, không đi nghịch lên, thì hai khí nóng lạnh (thủy hỏa) đó đều không đi lên sinh bệnh. vì vị chua vào Can, mà có tính kim thu, cho nên có được hiệu quả như vậy. NGŨ VỊ TỬ cũng chua ít mà chất nhuận, vỏ lớn mà rỗng, có hình tượng của phế rỗng trống bên trong, sinh ở trong lá, tính nhẹ nổi, cho nên chuyên liễm phế sinh tân. Như vậy NGũ VỊ TỬ liễm Can để liễm Phế, vì tính và vị rất trầm. NGŨ BỘI TỬ thì chuyên chủ liểm Phế, vì tính và vị nó phù. ANH TÚC XÁC (quả thuốc phiện khô) cũng liễm phế, làm hết ho được. Cầm ỉa chảy; vì không chua lắm, trong vỏ rỗng có ngăn, tượng hình phế và cơ hoàng, cho nên tính thu sáp, không vào Can, mà vào được Phế, để thụ liễm nghịch khí cầm ỉa chảy. BẠCH THƯỢC là hoa mùa xuân, mà rễ hơi đắng, cho nên chủ liễm Can Mộc, giáng hỏa, hành huyết. SƠN THÙ DU chua mà chất nhuận cho nên chuyên vào Can, tư dưỡng âm huyết. Ô Mai rất chua hay liễm Can mộc hay trị hồi trùng ( lãi đũa ), hay khử nổ nhục đều là lấy ý nghĩa Mộc khắc Thổ, chua thu liễm. Xem SƠN TRA chua hóa được nhục tích thì biết ô Mai chua trừ được sán lãi, màng mộng nhục lý như nhau.

Bài trướcQuan hệ qua đường hậu môn có tác hại gì
Bài tiếp theoĐỗ trọng cùng Tục đoạn

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.