HUYỆT CAN DU

肝俞穴

B 18 Gànshù (Kan Chon).

HUYỆT CAN DU
HUYỆT CAN DU

Xuất xứ của huyệt Can Du:

«Linh khu – Bôi du».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Can Du:

– “Can”, hiếu theo nghĩa giải phẫu là Gan.
– “Du” có nghĩa là huyệt, nơi ra vào của khí.
Huyệt bên trong tương ứng với gan, là huyệt can khí di chuyến rót về, có tác dụng chữa bệnh của can, nên gọi là Can du.
Huyệt thứ 18 Thuộc Bàng-quang kinh
Đặc hiệu Huyệt “Bôi du” của Can.

HUYỆT CAN DU
HUYỆT CAN DU

Mô tả của huyệt Can Du:

1. Vị trí xưa:

Nằm 2 bên xương sống dưới đốt sống lưng thủ 9 đo ngang ra 1,5 thốn (Giáp ất. Đồng nhân, Phát huy).

HUYỆT CAN DU
HUYỆT CAN DU

2. Vị trí nay :

Khi điếm huyệt ngồi hơi khom lưng hay nằm sấp, huyệt là nơi gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 9 và dường thắng đứng ngoài Đốc mạnh 1,5 thốn.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt:

là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang-gai, cơ ngang-sườn. Dưới nữa là Phối Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cô sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây gian sườn 9 và nhánh của dây sống lưng 9. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T8, hoặc T9.
Hiệu nâng của huyệt Bô vinh huyết, tiêu tan ngưng ứ, khử thấp nhiệt ở Can Đởm, có thế định thần, sáng mắt, lợi Can Đởm, điều khí trệ.

HUYỆT CAN DU
HUYỆT CAN DU

Tác dụng trị bệnh của huyệt Can Du:

1. Tại chỗ Đau lưng.
2. Theo kinh Đau cột sống, viêm gan cấp mãn tính.
3. Toàn thân Hoa mắt, sưng mắt, mộng thịt ổ mắt, chảy máu mũi, ho đau sườn, tức ngực, vàng da, điên cuồng, viêm dạ dày, dạ dày căng dầy.

Kinh nghiệm lâm sàng:

1. Kinh nghiệm tiền nhân Phối Mệnh môn trị mờ mắt người già (Tiêu u). Phối Thương dương trị thanh manh (Đại thành) Phối Tỳ du, Chí thất trị đau hai bên cạnh sườn (Tư sinh). Phối Tâm du trị quặn đau trong bụng (Tư sinh). Phối Phục lưu trị mắt nhèm (Tư sinh). Phối Thiêu trạch trị bệnh mắt (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Chương môn, Thiên tuyền, Âm lăng-tuyền trị tê liệt cơ vai và cơ bụng. Phối Á môn, Lâm khấp, Nội đình trị chảy máu cam. Phối ủy trung trị mắt hột. Phối Tam lý trị các bệnh thuộc về mắt. Phối Thiếu thương, Đầu duy, Bách hội trị các chứng bệnh mắt. Phối Tỳ du trị các bệnh giun sán, Phối Tỳ du, Chương môn, Thiên khu trị cam. Phối Mệnh môn trị đau đầu, Phối Ế minh, Trung phong trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, Phối Khí hải, Tam-âm giao trị bế kinh, Phối Thận du, Huyền chung (cứu) trị bệnh bạch huyết cấp tính, Phối Tỳ du. Kỳ môn, Đốc du, Huyêt hải, Tam-âm giao. Dương Lăng-tuyền trị xơ gan. Phối Quang minh, Bách hội, trị bệnh ở mắt. Phối Lâm khấp, Nội đình trị chảy máu cam.

HUYỆT CAN DU
HUYỆT CAN DU

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Châm thẳng, hơi xiên xuống cột sống, sâu 0,5 – 1 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan ra giữa sườn, khi châm xiên hướng theo bờ lớp cơ, châm vào 1 – 2 thốn có cảm giác căng tức tại chỗ.
2. Cứu 3 – 5 thốn.
3. Ôn cứu 5 – 10 phút.
* Chú ý Bên dưới là phổi, không nên châm sâu quá.

Tham khảo của huyệt Can Du:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Gân đau co rút, dùng Can du làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Ho gây đau thắt hai bên sườn làm khó thở, khó quay trỏ người, đau lan tới dưới sườn nách và rốn, gân co quắp gây đau như muốn gãy, mắt trợn ngược, hoa mắt, đau ở đẩu hai lông mày, nổi cuồng, chảy máu cam, đầy bụng dưới, mắt lờ mờ sinh vảy cá, ho lan tới đau ngực, gân đau sốt lạnh, khạc ra máu khí ngắn, đau mũi, dùng Can du làm chủ”.
3. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Can du chủ về tức giận, vàng da, mũi đau, sau khi sót mắt tối sầm, chảy nước mắt, hoa mắt, khí ngắn, ho ra máu, mắt trợn ngược, ho ngược, miệng khô, hàn sán, gân lạnh, sốt co giật, co rút gân, vọp bẻ chuyên vào bụng muốn chết”.
4. «Đại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Quáng gà không thấy dùng Can du, Thương dương” (Nếu bệnh bên trái dùng huyệt bên phải, bệnh bên phải dùng huyệt bên trái).
5. Can du là “Bối du” huyệt của Can.
6. Quan hệ tới vị trí của Can du, theo “Đồ dực” và “Kim giám” ghi rằng: “Từ chính giữa cột sống đo ra mỗi bên hai thốn”.

HUYỆT CAN DU
HUYỆT CAN DU
Bài trướcHUYỆT BỘC THAM 
Bài tiếp theoCAN NHIỆT HUYỆT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.