Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH

 Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH

Biện chứng Đông y:

Can Thận khuy hư, Tỳ hư thấp khốn

Cách trị:

Tư bổ Can Thận, kiện Tỳ hoá thấp.

 Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH

Đơn thuốc:

Huyễn vựng thang.

Bài thuốc:

Câu kỷ tử 15g, Nữ trinh tử 15g, Hoài ngưu tất 15g, Tang ký sinh 15g, Đảng sâm 30g, Chích hoàng kỳ 30g, Đương quy 12g, Cúc hoa 10g, Bạch tật lê 15g, Thạch xương bồ 10g, Bán hạ 12g, Trần bì 10g, Đoạn từ thạch (nấu trước) 3Og, Sinh mẫu lệ (nấu trước) 30g. sắc uống mỗi ngày 1 thang.

 Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH

Hiệu quả lâm sàng:

Đái XX, nữ, 38 tuổi giáo viên. Khám ngày 01/11/1978. Bị hội chứng tiền đình hơn 5 năm, mỗi lần do kích động thần kinh hoặc công việc vất vả là lên cơn. Khi được mời đến khám, thấy mắt nhắm không dám mở ra, hỏi thì được biết váng đầu, hoa mắt, tai ù kèm muốn nôn, nôn mửa, bị như vậy đã 2 ngày. Nhẹ thì như ngồi trên xe, nặng thì cảm thấy quay cuồng. Tinh thần uể oải, ăn ít, mệt mỏi, lưng đùi đau, mắt khô sáp, ngón tay tê cứng, tai ù, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng bệu, giữa lưỡi có vết nứt và dấu răng, mạch Huyền Tế Hoạt. Đây là bên trong bị hư hợp với thực. Cho dùng Huyễn vựng thang, uống 3 thang, bệnh đã khỏi nhiều, đã tự bỏ gậy đi bộ đến khám. Uống thêm 3 thang, các chứng đều tan biến hết. Sau đó gia giảm uống thêm mấy thang để củng cố kết quả.

 Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH

Nhận xét:

Hội chứng tiền đình là bệnh thường gặp, y học hiện đại cho rằng do mê lộ trong tai sưng, không giữ thăng bằng cho cơ thể. Trong sách Nội kinh đã sớm nghiên cứu cơ chế bệnh này, cho rằng “Các loại chóng mặt, hoa mắt, đều do Can” (chư phong trạo huyễn giai thuộc vu can), và ‘Bể tuỷ không đầy đủ, gây chổng mặt, ù tai”. Trương Trọng Cảnh trị chứng huyễn vựng lấy trị đờm ẩm là chỉnh. Lưu Hà Gian, Chu Đan Khê nói: “Không có đờm không thành chứng huyễn, không có hoả không sinh chứng vàng’. Do đó mới phân ra các chứng như ‘phong huyễn’, ‘hoả huyễn’, ‘đờm huyễn’, ‘hư huyễn’… bệnh chứng không giống nhau. Chứng huyên vậng do thần kinh kích động và lao lực làm cho Can Tỳ Thận mất khả năng điều họà. Can huyết hư thì mẩt kém, tay tê cứng, Thận suy thì lưng đùi đau nhức, yếu mỏi, ù tai, điếc, Tỳ hư thì mệt mỏi, hơi thở ngắn, ngại nói, thấp khí thịnh thì tay chân nặng nề, uể oải, mửa ra đờm dãi, rêu lưỡi trắng dày, lưỡi có vết nứt, có dấu răng, mạch Huyền Tế Hoạt, là chính khí hư, thấp thịnh.

 Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH

Trong phương dùng Câu kỷ tử, Nữ trinh tử để tư Can, bổ Thận, ích âm, minh mục; phối hợp với Ngưu tất, Tang ký sinh ích huyết, cường cân, để vững cho phần gốc; Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy ích khí dưỡng huyết; Cúc hoa, Bạch tật lê sơ phong thanh não; Xương bồ khai khiếu, hoá trọc; Trần bì, Bán hạ táo thấp hoá đờm; Từ thạch, Mẫu lệ trọng trấn tiềm dương. Toàn phương có tác dụng bổ, tán, khai, giáng, sơ thông khí cơ, vì vậy có hiệu quả nhanh, dùng một số’ thang thuôc mà làm cho bệnh đã hơn 2 tháng được khỏi ngay. Ngoài ra, thực tiễn lâm sàng dùng bài này gia giảm, ngoài chứng chóng mặt do hoả, thực chứng ra, trị được các loại huyễn vựng có hiệu quả tốt (Lưu Vân Long – tỉnh Chiết Giang).

 Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
Bài trướcĐÔNG Y CHỮA HỘI CHỨNG TIỂN ĐÌNH
Bài tiếp theoĐÔNG Y CHỮA DI CHỨNG SAU TỔN THƯƠNG NGOÀI NÃO

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.