ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

Định nghĩa

Học thuyết Thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người phải thích nghi, chế ngự, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội để sinh tồn và phát triển.

Trong y học người xưa ứng dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh toàn diện.

ý nghĩa của học thuyết

Hoàn cảnh tự nhiên và xã hộiluôn luôn tác động đến con người

Hoàn cảnh tự nhiên

Gồm khí hậu, thời tiết, địa lý, tập quán sinh hoạt.

Khí hậu, thời tiết bốn mùa gồm 06 thứ khí (lục khí): Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nắng), Thấp (ẩm thấp), Táo (khô), Hỏa (nóng) luôn luôn có mặt theo mùa tác động đến sức khỏe con người. Khi sức khỏe yếu (chính khí hư), chúng sẽ trở thành tác nhân gây bệnh bên ngoài gọi là Tà khí.

Hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt như: Miền đồng bằng, miền rừng núi, miền Nam, miền Bắc; tập quán sinh hoạt, phong tục, tín ngưỡng … luôn luôn gây nên những bệnh địa phương và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hoàn cảnh xã hội

Là những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của xã hội, luôn luôn tác động đến tư tưởng tình cảm, đạo đức của con người.

Điều kiện kinh tế kém, mức sống còn chưa cao là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

Văn hóa không lành mạnh, những tập tục, những tư tưởng lạc hậu luôn tác động đến tư duy con người …

Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động không tốt về tâm lý xã hội, là điều kiện gây ra các bệnh nội thương mà y học cổ truyền gọi làNội nhân.

Con người luôn luôn thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội:

Thời tiết, khí hậu và những điều kiện xã hội luôn tác động đến đời sống con người, có những yếu tố tích cực cần thiết cho sự sống của con người, ngược lại có những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Con người cần thích nghi với hoàn cảnh, chế ngự và cải tạo tự nhiên và xã hội để sinh tồn và phát triển

Muốn vậy con người cần có sức khỏe, tinh thần phải vững vàng biểu hiện ở chính khí và các chức năng của cơ thể luôn luôn quân bình giữa các mặt Âm, Dương, Khí, Huyết, Tinh thần, Tân dịch …

ứng dụng trong chẩn đoán:

Ví dụ:

Dựa vào Ngoại nhân và Nội nhân (tình chí thất điều).

Ngoại nhân

Phong

Thử (Hoả)

Thấp

Táo

Hàn

Nội nhân

Uất giận

(Nộ)

Vui mừng

(Hỷ)

Lo nghĩ, toan tính

(Tư)

Đau buồn

(Bi)

Khiếp sợ

(Khủng)

Tạng dễ bị tổn thương

Can

Tâm

Tỳ

Phế

Thận

Hoặc lấy hình ảnh của khí hậu mà đặt tên cho các bệnh Ngoại cảm.

Phong chứng:Mang tính chất di động, biến chuyển nhanh.

Phong tý: Đau nhức các khớp di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Kinh phong: Co giật.

Hàn chứng: Mang tính chất lạnh, co cứng, trong loãng.

Hàn tý: Đau khi lạnh, thích chườm nóng, các khớp đau trở nên cứng.

Hàn tả: Tiêu chảy khi trời lạnh hay ăn thức ăn lạnh, phân loãng.

Thử (hoả) chứng:Mang tính chất nóng.

Nhiệt tý: Đau khớp kèm sưng, nóng đỏ ư Táo chứng:Mang tính chất khô ráo.

Phế táo: Ho khan, da lông khô, đi cầu táo.

Thấp: Mang tính chất nặng, đục, xuất tiết, trở trệ.

Thấp tý: Đau khớp có cảm giác mệt mỏi, thích đấm vỗ.

Thấp chẩn: Viêm da gây xuất tiết.

Thấp tả: Tiêu chảy nước đục như nước vo gạo.

Thấp lỵ: Mắc đi cầu mà đi không hết phân, đau quặn, mót rặn, phân có thể có máu, mũi nhầy.

Trong phòng bệnh

Thụ động theo quan điểm Thuận thiên giả tồn – Nghịch thiên giả vong: Né tránh các yếu tố ngoại nhân cũng như nội nhân.

Chủ động theo quan điểm Thanh tâm quả dục – Thủ chân luyện hình để phòng bệnh.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.