HUYỆT HỘI DƯƠNG 

會陽穴
B 35 Huì yáng xué

HUYỆT HỘI DƯƠNG
HUYỆT HỘI DƯƠNG

Xuất xứ của huyệt Hội Dương:

<<Giáp ất»

Tên gọi của huyệt Hội Dương:

– “Hội” có nghĩa là gặp nhau.
– “Dương” có nghĩa là trái với âm. Ở đây nói đến Đốc mạchTúc Thái dương, Bàng  quang kinh.
Huyệt ở cách 0,5 thốn ở phía bên đầu xương cụt. Đó là huyệt hợp lại của Bàng quang kinhĐốc mạch, huyệt này đối diện với Hội âm (nơi gặp nhau của âm). Do đó mà có tên là Hội dương.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở hai bên Âm vĩ cốt (xương cụt) là nơi hội tụ khí của dương mạch nên được gọi là Hội dương”.

HUYỆT HỘI DƯƠNG
HUYỆT HỘI DƯƠNG

Tên Hán Việt khác của huyệt Hội Dương:

Lợi cơ

Huyệt thứ:

35 Thuộc Bàng-quang kinh

Mô tả huyệt của huyệt Hội Dương:

1. VỊ trí xưa:

Ớ hai bên âm mao cốt (Giáp ất), hai bên xương cụt (Đại thành).

HUYỆT HỘI DƯƠNG
HUYỆT HỘI DƯƠNG

2. VỊ trí nay :

Dưới xương cụt (đốt xương 21) đo ngang ra 5 phân, dưới huyệt Hạ liêu. Huyệt ở ngang đầu dưới xương cụt Đốc mạch đo ra 0,5 thốn.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hội Dương:

là khối nhão mỡ của hố ngồi trực trường, cơ nâng hậu môn, cơ ngồi cụt – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh thẹn. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S 5, C 1 .

HUYỆT HỘI DƯƠNG
HUYỆT HỘI DƯƠNG

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hội Dương:

Toàn thân :

Đau lưng khi có thai. Bạch đới nhiều, liệt dương, ỉa chảy, trĩ.

Lâm sàng của huyệt Hội Dương:

Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Phục lưu, Thúc cốt trị kiết lỵ (Tư sinh).

HUYỆT HỘI DƯƠNG
HUYỆT HỘI DƯƠNG

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Trường cường, Trung cực, Thừa sơn trị trĩ, lở láy ngứa ngáy vùng sinh dục.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thăng, sâu 1 1,5 thôn
2. Cứu 3 – 7 lửa
3. Ôn cứu 10 – 20 phút.

HUYỆT HỘI DƯƠNG
HUYỆT HỘI DƯƠNG

Tham khảo của huyệt Hội Dương:

1. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Trong ruột có ỉa chảy sốt lạnh, kiết lỵ ra máu, dùng Hội dương là chủ”.
2. <<Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Hội dương chủ trị bụng lạnh, khi nóng khi lạnh ,ỉa chảy, kiết lỵ ra máu, dương khí hư ra mồ hôi nhớt, trĩ lâu ngày”.

HUYỆT HỘI DƯƠNG
HUYỆT HỘI DƯƠNG
Bài trướcHỘI ÂM
Bài tiếp theoHỘI DƯƠNG HUYỆT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.