HỘI ÂM

會陰穴
CV 1 Huì yīn xué

HỘI ÂM
HỘI ÂM

Xuất xứ của huyệt Hội Âm:

«Giáp ất»

Tên gọi của huyệt Hội Âm:

– “Hội” có nghĩa là cùng đổ về.
– “Âm” ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục ngoài và hậu môn.
Huyệt nằm ở giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như là phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khỏi đầu đối với sự phân bố bề mặt của các mạch Nhâm, ĐốcXung. Trong “Châm cứu đại thành” ghi rằng: “Những mạch Nhâm, ĐốcXung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng, Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm thận kinh. Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này, nên gọi là Hội âm.
Theo “Đàm đàm huyệt vị đích mệnh danh” ghi rằng: “Hội âm, ở giữa của lỗ đái và lỗ tiểu, phía trước là tiền âm, phía sau là hậu âm. Huyệt ở giữa chỗ hội của nhị âm nên được gọi là Hội âm”.

HỘI ÂM
HỘI ÂM

Tên Hán Việt khác của huyệt Hội Âm:

Kim môn, Hạ-âm biệt, Hải dể, Hạ cực, Bình ế.

Huyệt thứ:

1 Thuộc Nhâm mạch

Đặc biệt của huyệt Hội Âm:

Hội của Đốc, Xung, Nhâm mạch.

Mô tả của huyệt Hội Âm:

1. Vị trí xưa :

Khoảng giữa tiền âm và hậu âm (Giáp ất, Đồng nhân, Tuần kinh, Đại thành).

HỘI ÂM
HỘI ÂM

2. Vị trí nay:

Đàn ông ở giữa bìu dái và hậu môn, đàn bà ở dường sau âm thẩn và hậu môn. Đó là chỗ hội tụ của các mép da chạy từ hậu môn, phân sinh dục và hai bên háng tới. Huyệt ở giữa nút đáy chậu.

3. Giải phẫu, Thần kinh của huyệt Hội Âm:

ở giữa nút xơ đáy chậu, nút được tạo nên bổi sự đan chéo nhau của các thớ có: Ngang nông đáy chậu, thắt vân hậu môn, thắt vân niệu đạo, cơ hành hang (âm đạo trực trường, trực trường niệu đạo). Cơ ngang sâu đáy chậu và bó trước hậu môn của cơ nàng hậu môn Thần kinh vận động cơ là do 2 nhanh đáy chậu của thần kinh thẹn trong. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3, S4.

HỘI ÂM
HỘI ÂM

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hội Âm:

1. Tai chỗ :

Viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.

2. Theo kinh :

Di tinh, kinh nguyệt không đều.

3. Toàn thân :

Thượng mã phong, chết đuối, điên cuồng.

Lâm sàng của huyệt Hội Âm:

HỘI ÂM
HỘI ÂM

Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thận du trị di tinh. Phối Lãi câu trị ngứa sinh dục. Phối Nhân trung, Âm Lăng tuyền trị ngột nước.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0 * 1,5 thốn
2. Cứu 3 lửa
3. Ôn cứu 10 – 20 phút
* Chú ý Khi chàm phải sát trùng cấn thận, nó dễ nhiễm trùng thành rò.

HỘI ÂM
HỘI ÂM

Tham khảo của huyệt Hội Âm:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Tiểu tiện khó, trong lỗ tiểu nóng, thực thì da bụng đau. hư thì ngứa ngáy, dùng Hội âm làm chủ”.
2. «Tư sinh» ghi rằng: “Sau khi sinh chết giấc, cứu Hội âm, Tam-âm giao”.
3. «Tụ anh» ghi rằng: “Chết đột ngột, châm 1 thốn, bổ. Nếu là uống nước chết đuối, xốc ngược người bệnh cho ra hết nước, châm bổ, nếu nước tiểu và phân ra thi trị còn không thì thôi”.

HỘI ÂM
HỘI ÂM

4. «Dưỡng chơn tập» ghi rằng: “Trong mình người có mạch Nhâmmạch Đốc. Đương hồi còn trong bào thai, hai mạch này thường vận chuyển không bao giờ gián đoạn, nên thần khí hồn hộp, thông với tiên thiên. Đen khi xé bọc ra, cắt rốn rồi, thì mạch này bèn chia làm hai: Mạch Nhâm chủ về phần âm, khởi tại khiếu Thừa tương (môi dưới) mà dứt ở khiếu Hội âm (chỗ gần lỗ đại, phía trước), mạch Đốc chủ về phần dương, khỏi tại khiếu Trường cường (gần lỗ đại, phía sau) mà dứt ổ Nhân trung (môi trên), thì âm dương hết giao, trước sau gián đoạn. Nê huờn chẳng cùng Đơn-điền giao thông, khí Đơn điên chẳng cùng Vĩ lư thấu suốt, quan khiếu chẳng thông, hóa cơ không chủ. Do cái khí bẩm nhiều ít mà thành ra thọ mạng ngắn dài. Cho nên ngay chết đã định rồi từ khi con người mới sinh ra. Xưa có người hiểu lý này trước hết, được chứng quả trường sinh, là nhỏ có phép châu thiên thăng giáng, hà xa vận chuyển khiến cho hai mạch liền nhau, tuần hoàn không dứt, ba quan khai thông, châu lưu chẳng nghỉ. Theo phép này, trước giờ Tý mau giò Ngọ, ngồi xếp bàn ngay thắng, bôn cửa bế ở ngoài, hai mắt xem vào trong, trong trẻo như nước đứng, vắng lặng tợ nhà không, sẽ đến không lo, qua rồi chẳng tưởng, tâm chẳng sanh diệt, khí không ra vào. Hãy điều hơi thở cho lâu, chú tưởng tại Đơn điền, giữ đừng cho khí tán, thì mới nghe trong Đơn điền có khí phát động. Tức thì đem hơi thở lỗ mũi cẩn bế nơi dạ dưới, lấy ý mà phụ hơi một chút, cho khí thông Vĩ lư. Vĩ lư thông thì phải nhíu hơi cốc đạo (lỗ đại tiện), lưỡi chống ổ gà, dùng ý dẫn từ từ lên tới Nê huờn. Đem khí lên tới Nê huờn gọi là Huờn tinh bố não. Một lát, khí ấy hóa ra cam lộ, do Thước kiều mà di xuống. Thước-kiểu là cầu của chim Ô- Thước bắt qua sông Ngân hà cho Chức nữ sang gặp Ngưu lang đêm mồng bảy tháng bảy. Dây có nghĩa là chỗ nguy hiềm khó qua (ngõ thông ra lổ mũi). Mà đi xuống, thì bỏ cái lưỡi xuống, tự nhiên hội ước khai thông, dùng ý nhè nhẹ đưa về nguồn hải. Đó là một hiệp. Đủ 360 hiệp như vậy gọi là một Châu thiên. Làm như vậy cho lâu, tự nhiên khí cơ lưu chuyển, cốt tiết xới thông, ba quan lần mỏ, hai mạch tìm lại con đường Tào khê, có cảm sẽ thông, vào cửa chúng diệu (huyền khiếu), nguồn tinh hết chạy ra nữa. Trên là một tiết công phu, có thể làm cho người sống lâu. Tới việc bảo nguồn khế hư (giữ gìn huyền khiếu, hiệp với hư không), thoát thai thần hóa (thần ra khỏi thai, vô cùng biến hóa), lại có một từng công phu vi diệu khác nữa, nhưng kỳ thật cũng tự bước đầu này mà tiến lên. Bạch Tần lão nhân nói rằng: “Giữ điều hơi thỏ, có ngày phục trú cái khí hậu thiên, chứa khí khai quan, tự nhiên trở lại con đường tiên thiên, tức là chỗ gọi: tìm được con đường trước đi lại”.

HỘI ÂM
HỘI ÂM

5. Hội âm, theo “Giáp ất” còn gọi là Bình ế, “Thiên kim” gọi là Kim môn, “Lục tập” gọi là Hải để, “Kim giám” ghi là Hạ cực.
6. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt Hội âm là nơi hội của Biệt lạc của Nhâm mạch hợp với Đốc mạch, Xung mạch.
7. Theo Ngô Lạc Quân, Trương Vinh Đường (T.Q.), châm huyệt Hội âm và Nhân trung thì hô hấp thay đôi rõ ràng.
8. Theo Ngô Lạc quân, Trương Vinh Đường (T.Q.), phong bế Novocain làm mất tác dụng cải thiện hô hấp của động vật gây choáng thực nghiệm khi châm vào hai huyệt Hội âm và Nhân trung.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.